Bảo quản đệm như thế nào để chúng sạch sẽ suốt cả 4 mùa? Có ai đang đau đầu về vấn đề này không ạ? Chúng tôi có ở đây một phải giải pháp tuyệt vời dành cho bạn.
Đệm ở nhà, ở khách sạn hoặc nhà nghỉ sau một thời gian sử dụng thường có xu hướng bị bẩn. Bạn có thể thấy nó xỉn màu, có vết loang, lông xù lên hoặc đơn giản là bạn cảm thấy ngứa mũi, hắt hơi mỗi khi lại gần - có thể chúng chứa quá nhiều bụi rồi.
Nhưng đệm lại quá to so với bạn và bạn không tài nào giặt được? Hoặc bạn không biết cách vệ sinh thế nào để đệm vừa sạch nhưng lại vẫn đẹp như mới? Hoặc bạn vừa mua một chiếc đệm và muốn học cách sử dụng đệm bền theo thời thời gian?
Nếu bạn còn loay hoay với các vấn đề như vậy thì đừng bỏ qua những kinh nghiệm được chia sẻ dưới đây nhé!
Bảo quản đệm thì có liên quan gì đến việc chọn ga? Ga chỉ tăng thêm tính thẩm mỹ cho đệm thôi chứ? Nếu bạn cứ suy nghĩ như vậy thì chúng tôi khẳng định rằng đệm nhà bạn còn bẩn và bẩn rất nhanh đấy.
Ga hay còn được gọi là “ra” hoặc “drap” là những thuật ngữ chỉ các phụ kiện làm tăng tính thẩm mỹ cho đệm nhưng quan trọng hơn là thực hiện chức năng bảo vệ đệm. Ga có 4 loại: ga phủ, ga chun, ga chun chần và ga chống thấm.
Ga phủ (một số nơi gọi là khăn trải giường) - tức phần vải được phủ lên trên bề mặt đệm và có xu hướng rủ xuống một phần ở xung quanh hoặc mặt chính của đệm, độ dài phần rủ khoảng 40cm.
Ga phủ được nhiều người yêu thích và trở nên phổ biến tới mức thường ai mua đệm xong cũng mua ga phủ luôn. Họa tiết sang trọng, hoa văn tinh tế là điểm nhấn chủ yếu của các ga phủ giường. Nhưng thông thường mọi người sẽ chỉ quan tâm đến tính thẩm mỹ của ga phủ mà thôi.
Về cấu tạo, ga phủ có 3 lớp: lớp vải trên cùng, lớp giữa và lớp dưới. Mỗi một lớp lại giữ những chắc năng khác nhau. Lớp trên cùng thường là phần vải có hoa tiết hoa văn tạo đặc trưng cho chiếc đệm của bạn, lớp giữa được chần bông mỏng tạo sự êm ái và lớp dưới mang màu trắng tiếp xúc trực tiếp với đệm.
Để dễ hiểu, bạn có thể hình dung ga chun là một lớp vải được may có chun xung quanh và có khả năng ôm trọn lấy chiếc đệm.
Ga chun không phổ biến nhiều như ga phủ nhưng lại là người bạn quen thuộc của những gia đình có con nhỏ. Thậm chí một số người còn dùng ga chun thay thế cho ga phủ luôn.
Ở mức độ khái quát thì có thể hình dung ga chun chần là sự kết hợp của ga chun và ga phủ. Ga chun chần được thiết kế ôm sát đệm bằng chun và trên bề mặt ga có chần nhẹ một lớp bông mỏng.
Tính phổ biến của ga chun chần khá cao và đặc biệt được ưa thích bởi những gia đình chỉ sử dụng đệm không nằm giường
Tên gọi đã nói lên tất cả rồi ạ, ga chống thấm thường có chất liệu là vải bạt - vải không thấm nước. Ga chống thấm không cứng đơ dạng phản mà ôm lấy đệm và rất mềm đến mức có thể gấp nhỏ và cất gọn.
Việc lựa chọn ga nào để sử dụng cho gia đình mình là một yếu tố quan trọng. Nếu nhà có em bé thường xuyên làm đổ nước hoặc tè ban đêm, thì một chiếc ga chống thấm sẽ giải quyết vấn đề của bạn, ít nhất là nó tránh được tình trạng ẩm ướt.
Ngoài ra thì việc sử dụng ga chống thấm có thể ngăn bụi rơi xuống đệm. Khi đã sử dụng một thời gian, bạn chỉ cần tháo ga ra, làm sạch ga, còn chiếc đệm của bạn vẫn như mới.
Nhưng vì ga chống thấm không bắt mắt lại khá lạnh nếu nằm trực tiếp, cũng khá cứng với da. Do vậy, bạn có thể kết hợp cùng ga phủ hoặc ga chun chần.
Đặc biệt, phải lưu ý đến kích thước của ga để tránh mua phải cái nhỏ hoặc quá lớn so với chiếc đệm của bạn. Bất cứ một sự không phù hợp nào có thể khiến chiếc đệm của bạn trông thật xộc xệch, thậm chí dễ bẩn hơn.
Thật bất ngờ là mẹo sử dụng đệm dành riêng cho khách sạn này bạn cũng thể áp dụng đó ạ.
Nhưng bạn thường e ngại vì chiếc đệm quá khổ hoặc chúng nguyên khối quá nặng đến mức bạn lười di chuyển chúng. Không đơn giản để thay đổi như chăn ga gối, việc đảo đệm tuy vất vả nhưng lại là giải pháp tăng thời gian sử dụng cho chiếc đệm thân yêu của bạn.
Trước hết, xoay đệm ngăn được tình trạng lún hoặc xẹp tập trung vào một chỗ. Bạn có bao giờ thấy mình rơi vào một hố sâu giữa đệm khi thức dậy không ạ? Điều này báo hiệu đệm của bạn đã chịu lực quá nhiều tại phần thường xuyên sử dụng đến mức lún sâu.
Giờ thì xoay chiếc đệm lại hoặc lật chúng lên và bạn sẽ khắc phục được tình trạng này. Nhưng đừng để đến lúc lún sâu mới xoay như thế. Khuyến cáo từ các chuyên gia rằng bạn nên xoay đệm định kỳ sau từ 3-4 tháng sử dụng để chiếc đệm luôn êm ái.
Ngoài ra, việc xoay đệm để có trải nghiệm mới cũng đem lại sự thoải mái hơn. Theo đó, phần xương sống hoặc vai gáy hay cổ cũng được nâng đỡ hoàn hảo hơn. Bạn sẽ loại bỏ được tình trạng đau nhức xương khớp hoặc mỏi người mỗi lúc thức dậy.
Tấm tiện nghi khác với ga đệm. Tấm tiện nghi còn được gọi với thuật ngữ “topper” - chỉ một tấm đệm mỏng được dùng để trải trực tiếp lên chiếc đệm dày.
Tấm tiện nghi thông thường chỉ dày khoảng 3cm và được chần bông để tăng thêm sự êm ái và thông thoáng cho người nằm.
Tuy nhiên, khi sử dụng tấm tiện nghi bạn cần chú ý đến kích thước và chất vải. Nên ưu tiên chọn chất vải thoáng mát như cotton. Những loại vải công nghiệp có thể khiến chiếc đệm của bạn bị tích mùi hoặc ẩm mốc.
Tấm tiện nghi đáp ứng được nhu cầu nằm êm ái - mức độ cao hơn ga chun chần hoặc ga phủ giường, lại vừa đơn giản hóa quá trình làm sạch.
Tấm tiện nghi nhẹ nhàng hơn, dễ giặt hơn và chi phí cũng rẻ hơn. Bạn chỉ cần chọn tấm tiện nghi phù hợp với điều kiện thời tiết và sau đó làm sạch chúng thường xuyên trong quá trình sử dụng, còn chiếc đệm của bạn sau nhiều tháng vẫn sạch sẽ như ban đầu.
Thêm một phụ kiện đệm bạn nên quan tâm đây! Tấm bảo vệ đệm bản chất gần giống ga chống thấm nhưng nó không hề bao quanh đệm mà chỉ che phủ bề mặt bên trên và cũng êm ái hơn, đẹp hơn.
Tấm bảo vệ đệm được thiết kế gồm 2 lớp chính: lớp vải cotton và lớp vải chống thấm mềm. Tấm có 4 dây chun tương ứng 4 góc để cố định vị trí trên đệm.
Chức năng chính của tấm bảo vệ nệm là giữ cho mồ hôi và mùi cơ thể tránh thấm trực tiếp xuống đệm gây tình trạng mốc ẩm và hôi hám.
Nhưng bạn phải nhớ rằng: Tấm bảo vệ đệm chỉ hạn chế thấm nước chứ không ngăn nước hoàn toàn như ga chống thấm.
Đây là cách tốt nhất để bạn có thể có thể bảo vệ hệ hô hấp và làn da của mình. Ga hoặc tấm tiện ích, tấm bảo vệ đệm là những thứ tiếp xúc trực tiếp với bạn. Dẫu rằng chúng không có vết bẩn thì vẫn tích tụ vi khuẩn, bụi hoặc mùi hôi.
Làm sạch những phụ kiện này khá đơn giản, bạn chỉ cần tháo chúng ra khỏi đệm và tùy vào vật dụng mà có những cách làm sạch riêng.
Đối với ga bạn có thể giặt tương tự như chăn gối, thời gian tốt nhất để làm sạch ga giường là 1 tuần 1 lần. Bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp làm trắng ga (nếu là ga đã ngả màu cháo lòng) với baking soda và giấm.
Ga và các tấm tiện ích, tấm bảo vệ nệm sau khi giặt cần được phơi khô dưới ánh mặt trời hoặc trong gió. Tránh hiện tượng phụ kiện đệm còn ẩm sẽ làm sản sinh vi khuẩn có hại và làm đệm có mùi hôi, mốc.
Một mẹo cực nhỏ: Nếu bạn muốn chiếc đệm thơm tho hơn và giấc ngủ thư thái hơn thì hãy sử dụng thêm khoảng 10 - 20 giọt tinh dầu khi giặt chiếc ga của mình nhé.
Có những vết bẩn mà ga giường không ngăn được, chúng đã loang ra trên đệm? Hoặc sau một thời gian dài sử dụng, dù thay ga mới nhưng chiếc đệm của bạn vẫn có mùi?
Trên thực tế, bạn cần vệ sinh đệm ít nhất là 1,5 năm - 2 năm / 1 lần để chiếc đệm được sạch sẽ hoàn toàn.
Việc vệ sinh đệm cần tuân thủ nguyên tắc của từng loại đệm để tránh làm giảm hiệu quả của đệm. Chúng tôi sẽ ghi ra những phương pháp cơ bản làm sạch và khử mùi hôi cho đệm bạn có thể tự áp dụng ngay tại nhà như sau:
Bạn có thể sử dụng máy hút bụi để thực hiện việc loại bỏ da chết, tóc rụng, bụi bẩn, mạt nhà và vô số các loại mảnh rác siêu nhỏ khác.
Nên thực hiện hút bụi theo thứ tự, lần lượt và đừng bỏ qua các rãnh, mép và viền - đây mới thực sự là nơi tích trữ bụi bẩn nhiều.
Tuyệt đối phải giữ sạch cọ và vòi hút trước khi thực hiện các bước hút mùi.
Vết nước đổ, nước loang hoặc các vết bẩn khác cần được loại bỏ ngay khi bạn nhìn thấy. sau đó thì hút bụi lại cho đệm một lần nữa.
Hãy mở cửa sổ lớn hoặc mang đệm ra nơi thoáng mát để không khí giúp bạn làm khô những vết nước còn đọng lại, thổi bay hơi ẩm và bụi bẩn còn sót lại.
Không chỉ trong lúc vệ sinh đệm, thỉnh thoảng bạn cũng nên mở rộng cửa trong quá trính sử dụng để không khí tràn vào phòng và làm thoáng chiếc đệm của bạn. Nhất là khi thời tiết nóng ẩm, bạn nên đặc biệt lưu ý đến vấn đề này.
Dưới ánh sáng mặt trời, vi khuẩn trên đệm của bạn cũng được loại bỏ. Vì vậy, việc làm này nên được thực hiện thường xuyên.
Những vết bẩn không mong muốn vẫn thường xuyên xuất hiện, có thể từ môi trường sống hoặc do bạn sơ ý. Để xử lý các vết bẩn cứng đầu này, bạn cần hiểu về chúng và đừng quên bỏ túi một vài cách giải quyết hữu hiệu dưới đây:
Nếu chúng mới khô, bạn có thể dùng khăn lạnh thấm lên vết máu. Bạn chỉ nên đặt trên vết máu khô thôi chứ tuyệt đối không được chà mạnh nếu không muốn vết máu lan ra rộng hơn và thấm chặt vào đệm hơn.
Trong trường hợp vết máy đã khô quá lâu rồi, độ bám cao, bạn có thể bắt đầu bằng backing soda. Đơn giản thôi, trộn baking soda và nước lạnh tương ứng theo tỉ lệ 1:2 và lấy hỗn hợp chấm lên vết máu trong khoảng 30 phút. Sau đó hãy sử dụng một chiếc khăn lạnh để làm sạch thêm lần nữa.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng oxy già hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng được bán ngoài thị trường để thay thế cho bakingsoda+nước. Cách làm tương tự như trên.
Vết cà phê là vết bẩn thường thấy nhất trên đệm và cũng là loại vết bẩn cứng đầu nhất. Vì thế ngay khi vừa làm đổ chúng, hãy thấm sạch lượng cà phê dư thừa bằng giấy mềm hoặc khăn sạch.
Với vết màu còn sót lại, bạn có thể sử dụng chất tẩy quần áo dạng bột và thoa lên bề mặt. Khi chúng đã khô thì lấy khăn mềm lau lại.
Tương tự như vết cà phê, trà cũng cũng tác nhân gây ra những vết bẩn cứng đầu. Nếu gặp trường hợp bị đổ trà trên đệm, hãy nhanh chóng thấm lượng trà dư thừa bằng giấy mềm.
Xử lý vết màu từ trà bằng hàn the là cách tốt nhất. Sử dụng hàn the và nước nóng theo tỉ lệ 15g : 1l để lau sạch vết bẩn, tác động lực nhẹ nhàng không chà miết. Sau đó, lau lại bằng khăn ẩm sạch và sấy khô.
Ngay khi bạn thấy vết dầu xuất hiện, hãy thấm dầu thừa và sử dụng bột mì rắc đều lên vết bẩn. Phần dầu dư thừa còn lại đang bám vào sợi vải đệm sẽ bị bột mì hút sạch.
Cuối cùng, hãy hoàn tất việc vệ sinh bằng cách lau lại với chất tẩy rửa nhẹ và hong khô nhé.
Muối trắng là giải pháp tuyệt vời cho những vết rượu vang trên đệm. Hãy dùng một ít muối trắng chà xát lên vết bẩn rồi lạu lại với khăn ẩm.
Nếu vết bẩn quá cứng đầu hãy lặp lại quy trình trên nhiều lần trước khi giặt đệm.
Nếu nước ép vừa xuất hiện và còn ẩm ướt, hãy sử dụng ngay hỗn hợp muối trắng và xà phòng để chấm trực tiếp lên vết bẩn. Lau lại bằng khăn mềm để đệm sạch hơn.
Lặp lại quá trình này nhiều lần cho đến khi bạn thấy chúng sạch hẳn.
Bạn có thể sử dụng phấn rôm rắc đều lên vết nước tiểu mới và khi thấy phấn rôm đã khô thì lau lại bằng nước sạch.
Trường hợp nước tiểu đã ngấm vào đệm sâu, hãy dùng nước sạch đổ lên và đặt khăn khô lên trên, sau đó giậm thật mạnh để khăn thấm nước tiểu còn dư thừa. Sau đó xịt cồn 90 độ lên và để khô tự nhiên, bạn có thể sử dụng thêm nước hoa hoặc tinh dầu để loại bỏ mùi khai.
Không chỉ là các vết bẩn, các hỏng hóc trong đệm cũng cần xử lý kịp thời. Một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và đau nhức người khi nằm đệm có thể bắt nguồn từ một bộ phận nào đó của êm đã hỏng hoặc bị bung ra.
Đừng tặc lưỡi cho qua, bạn có thể sẽ không xử lý được vấn đề sau đó vì chúng sẽ dần dần kéo theo những hỏng hóc khác.
Bạn cũng có thể sử dụng các dịch vụ vệ sinh đệm để đơn giản hóa quy trình làm sạch của mình. Khi áp dụng dịch vụ, việc vệ sinh đệm sẽ diễn ra đúng quy trình hơn. Bạn có thể đặt lịch hoặc để lại số điện thoại để nhận được thông tin thêm về dịch vụ vệ sinh của chúng tôi.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng cũng như bảo toàn nguyên trạng đệm, chúng tôi áp dụng các công nghệ chuyên nghiệp thực hiện các bước vệ sinh đệm cơ bản như sau:
Bước 1: Loại bỏ vết bẩn theo cách chuyên dụng
Bước 2: Phun dung dịch làm sạch toàn bộ đệm
Bước 3: Sử dụng máy móc riêng biệt để xóa tan các vết bẩn cứng đầu
Bước 4: Hút sạch bụi bẩn
Bước 5: Phun nước xả để làm mềm vải và làm sạch dung dịch khử bẩn còn sót lại
Bước 6: Sấy khô triệt để đệm
Với thiết bị chuyên dụng, nhân viên được đào tạo bài bản, bạn sẽ tiết kiệm thời gian hơn với dịch vụ vệ sinh đệm. Để công việc làm sạch đệm không còn là nỗi ám ảnh thì nhấc máy và gọi điện thoại ngay từ bây giờ đi ạ.
Những sản phẩm đệm lò xo thường có độ bền cao như đệm Dunlopillo cao cấp, không bị lún theo thời gian nhưng lại có một nguyên tắc đặc biệt cần ghi nhớ đó là: Luôn phải đặt đệm đúng cách và nằm thẳng.
Trên thực tế, đệm lò xo Dunlopillo cũng như các loại đệm khác cần phải ở trên một mặt phẳng, tốt nhất là vừa khít với giường để tấm đệm được nâng đỡ tốt nhất cũng như tránh ẩm mốc và mùi hôi.
Kích thường đệm phù hợp với giường làm tăng chức năng của đệm cũng như hạn chế hư hỏng.
Một ly coca, một túi bắp rang bơ rồi ngồi trên chiếc đệm êm ái để tận hưởng bộ phim yêu thích của mình thì còn gì tuyệt vời hơn. Nhưng nếu bạn còn giữ thói quen ăn uống trên giường như vậy thì hãy chuẩn bị tinh thần đi.
Dù bạn có cẩn thận đến mấy thì những vết bẩn là điều khó tránh. Đặc biệt, những mẩu vụn thức ăn còn là mồi nhử dẫn đàn kiến hoặc nhiều loại côn trùng, chuột bọ đến và chúng sẽ làm hỏng đệm của bạn.
Chăn ga gối đệm bền đẹp hay không là do người sử dụng, bạn luôn cẩn thận và thực hiện vệ sinh chúng thường xuyên thì chúng luôn như mới. Ngược lại, bạn không để ý đến chúng thì chính bạn là người chịu ảnh hưởng xấu nhiều nhất. Vì thế, ngay từ bây giờ hãy thay đổi thói quen sử dụng đệm để sản phẩm tăng tuổi thọ và sức khỏe gia đình bạn cũng luôn được đảm bảo nhé.
Nguồn: Dunlopillokhuyenmai.com
Quang Đức
Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.