Giặt gối, vệ sinh ruột gối định kỳ giúp loại bỏ vi khuẩn có hại, đem lại giấc ngủ chất lượng. Nhưng giặt thế nào đúng cách, không ảnh hưởng đến chất lượng gối?
Có hai kiểu sở thích phổ biến: nhiều người chỉ có 2 chiếc gối trên giường để ngủ - một cái gối đầu, 1 cái để ôm. Nhưng cũng không ít người cần nhiều hơn nữa với các hình dáng và kích cỡ khác nhau.
Dù có thói quen nào đi chăng nữa thì chắc chắn là những chiếc gối của bạn rất bẩn sau một thời gian sử dụng - thường là một đến hai tuần. Khả năng tích tụ chất bẩn của ruột gối đáng sợ hơn bạn tưởng tượng rất nhiều.
Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là bạn thường lãng quên nó mặc dù rất tỉ mỉ trong việc vệ sinh ga trải giường và chăn. Vỏ gối bẩn tương đương, thậm chí còn hơn cả ga giường. Ruột gối cũng không hề sạch theo cách bạn nghĩ rằng chúng được bao bọc bởi lớp vỏ ngoài.
Vì vậy, nên giặt gối của bạn mỗi tháng một lần hoặc cùng lắm là 2 tháng. Nhưng câu hỏi quan trọng hơn là làm thế nào để gối sạch mà không làm hỏng chất liệu và cấu trúc? Nên giặt tay hay giặt máy?
Dưới đây là hướng dẫn vệ sinh gối đúng cách và đơn giản nhất cho bạn!
Giặt gối phải bao gồm cả việc vệ sinh ruột gối và làm sạch lớp vỏ. Thực hiện quá trình này thường xuyên và song song với việc giặt giũ chăn ga gối sẽ giúp bạn ngăn ngừa hiện tượng kích ứng da và những cú hắt hơi suốt đêm.
[Products:45,1248]
Đầu tiên, quan trọng nhất, hãy kiểm tra nhãn sản phẩm để biết hướng dẫn chăm sóc từ nhà sản xuất. Hầu hết các thương hiệu hiện nay đều cung cấp các chỉ dẫn giặt giũ, bảo quản và chăm sóc chi tiết cho sản phẩm của họ.
Một số chỉ được giặt khô hoặc nhiều loại chất liệu không được sử dụng máy sấy. Baking Soda là một chất tẩy vết bẩn hiệu quả nhưng nó không lành tính trên các tất cả các loại sản phẩm.
Nếu bạn không muốn mạo hiểm làm hỏng một chiếc gối của mình thì hãy cân nhắc đến điều này.
Trong trường hợp không thể tìm thấy bất kỳ tài liệu nào đính kèm, hãy kiểm tra thành phần của gối để biết cách thức làm sạch phù hợp nhất với nó.
Thích hợp với gối bông tổng hợp, gối bông tự nhiên và gối lông tơ
Giặt gối bằng máy giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. May mắn thay, hầu hết ruột gối hiện nay đều có thể giặt máy. Tuy nhiên, dưới công suất của lồng giặt, gối của bạn có thể bị hư hại nếu không được chuẩn bị đúng cách.
Dưới đây là các bước bạn cần làm theo để đạt được kết quả sạch sẽ như mong muốn
Thích hợp với các dòng gối Memory Foam
Giặt gối Memory Foam đòi hỏi sự tỉ mỉ cao hơn. Việc quăng vào máy có thể làm chúng bị vón cục và không còn sử dụng được nữa.
Giặt tay là cách an toàn nhất để vệ sinh gối bằng chất liệu Memory foam.
[Products:1129,1076]
Ngay cả khi có vỏ gối, chất tiết từ da đầu, tóc, các hạt bụi mịn và tế bào chết vẫn có thể xâm nhập vào sâu trong ruột gối và ở lại đó.
Trong khi giặt, để gối nhanh sạch sẽ nhanh hơn, bạn có thể phủi sạch lớp bụi bẩn bằng cách đập nhẹ vào chúng nhiều lần. Điều này cũng giúp ngăn ngừa các mảnh vụn bẩn có thể quay lại vào gối sau khi giũ với nước.
Cũng giống như máy giặt, máy sấy có thể làm hỏng gối foam theo nhiều cách. Việc quay mạnh hay làm khô bằng nhiệt độ cao đều có thể khiến cấu trúc bị vỡ hoặc thay đổi. Do đó, việc làm khô gối memory foam bằng cách khác là điều bắt buộc.
Tốt nhất và nhanh nhất để làm khô chúng là phơi trong không khí. Hãy đặt chúng trên các giá phơi và đặt ở nơi nhiều gió. Đừng quên lật gối sau vài giờ để cả hai mặt đều có thể khô.
Trước khi phơi, bạn có thể loại bỏ nước thừa bằng cách dùng khăn bông hoặc nhào nhẹ nhàng.
Không bao giờ được treo gối memory foam để làm khô vì điều này có thể khiến cho chất liệu mất đi cấu trúc đồng đều.
Thích hợp cho các sản phẩm gối cao su tự nhiên
Vì đặc tính của cao su tự nhiên là không được tiếp xúc với nhiệt độ cao nên việc phơi chúng dưới mặt trời hay làm khô trong máy sấy là điều không thể.
Ngoài ra, gối cao su thường có khả năng kháng khuẩn tốt nên không nhất thiết phải giặt. Nhất là khi bạn đã sử dụng 1-2 lớp vỏ bọc thì việc dính bụi bẩn cũng hạn chế hơn rất nhiều.
Tương tự như ruột chăn, nếu bạn thực hiện các biện pháp giữ gối sạch sẽ trong quá trình sử dụng, công việc giặt giũ sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ để giữ cho gối của bạn không bị bẩn một cách rùng mình:
- Luôn sử dụng vỏ gối
Mặc dù lớp áo ngoài này không che chắn được 100% bụi bẩn và giữ ruột gối của bạn sạch sẽ mãi mãi; nhưng chúng cũng giảm thiểu một số lượng lớn các vết bẩn tích tụ.
Giặt vỏ gối hàng tuần cũng là cách đơn giản để ngăn ruột gối bị bẩn trầm trọng.
- Đừng lấy gối làm bàn để thức ăn
Một số người có thói quen thật kỳ cục là mang đồ ăn lên giường và để chúng trực tiếp lên gối. Từ khi nào gối đã trở thành một bàn ăn như thế?
Sự thật là dù bạn có cần thận đến đâu thì các mảnh vụn thức ăn vẫn rơi xuống gối. Chúng thu hút vi khuẩn, mạt bụi, rệp và gây ra các vết bẩn cứng đầu. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân của các phản ứng dị ứng, cản trở giấc ngủ của bạn.
- Làm sạch vết bẩn ngay khi phát hiện
Một trong những nguyên nhân làm ruột gối cực kỳ bẩn chính là việc tích tụ nhiều vết bẩn theo thời gian.
Vì thế, nếu vô tình làm đổ bất cứ thứ gì nên gối, bạn có thể lau bằng khăn hoặc giấy để ngăn chúng trở thành vết ố. Thậm chí, bạn cần giặt ngay nếu vết bẩn không thể loại bỏ nhanh theo cách thông thường.
- Giặt gối trong máy có an toàn không?
Nếu gối của bạn được chú thích rõ ràng là Có thể giặt máy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm với việc đặt chúng vào lồng giặt. Ngược lại, nếu hướng dẫn ghi Chỉ giặt khô thì bạn nên quên việc thả chúng vào máy ngay đi.
Ngoại trừ cao su và memory foam, hầu hết các gối đều có thể giặt máy tại nhà bằng một chu trình nhẹ nhàng và chất tẩy rửa yếu, lành tính.
Việc giặt gối trong máy nên đảm bảo nguyên tắc cân bằng và không dư thừa quá nhiều khoảng trống. Như đã nói ở trên, điều này để giúp gối không bị hỏng cấu trúc.
- Khi nào nên vứt bỏ một chiếc gối?
Nếu chiếc gối của bạn không còn có khả năng nâng đỡ hoặc làm bạn mất ngủ, đừng phí công giặt giũ chúng nữa, hãy quăng nó đi.
Khi mùi ẩm mốc quá nồng hoặc không thể loại bỏ hoàn toàn mặc dù bạn đã giặt gối, vệ sinh ruột gối một cách kỹ lưỡng, tỉ mỉ, thì cũng là lúc chúng cần được thay thế. Ngủ với một chiếc gối mốc cũng chẳng khác gì hít thở trong môi trường độc hại, nó gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.
Thông thường, gối có thể sử dụng từ 1-3 năm với hàng chất lượng cao, gối cao su có thể lên tới 8-9 năm. Nhưng gối giá rẻ ngoài vỉa hè thì chỉ có thể dùng trong khoảng vài tháng mà thôi.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi quên giặt gối?
Nếu nấm mốc, mạt bụi, vi khuẩn đã hình thành trong gối và có điều kiện thuận lợi để phát triển, chúng sẽ khiến bạn bị ốm.
Thông thường, môi trường ấm và ẩm như gối luôn là lý tưởng để quần thể vi khuẩn, vi sinh vật này lớn mạnh nhanh chóng.
Việc hít phải những chất gây ô nhiễm mỗi đêm như vậy có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đau họng, đau đầu và nghẹt mũi.
Và đương nhiên rồi, giấc ngủ của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Bao lâu thì nên giặt gối một lần?
Mặc dù bạn phải giặt ga trải giường và vỏ gối hàng tuần nhưng thời gian để vệ sinh ruột gối có thể lâu hơn một chút.
Thông thường, gối nên được giặt mỗi tháng 1 lần hoặc 2 tháng một lần. Cứ sau 6 tháng, bạn phải giặt thật kỹ chúng.
[Products:577,91]
Giặt gối thường xuyên là cách đơn giản để giữ gìn không gian trong lành khi ngủ. Tuy nhiên, việc thực hiện sai cách có thể khiến gối của bạn hỏng hóc không thể khắc phục. Vì thế, hãy tìm hiểu thật kỹ về chất liệu và phương pháp vệ sinh ruột gối thích hợp nhất.
Có một sự thật là dù có siêng năng vệ sinh gối đến đâu thì cuối cùng bạn cũng phải mua một sản phẩm mới. Nếu đang muốn tìm kiếm những chiếc ruột gối an toàn, chất lượng cao, chính hãng, bạn có thể ghé đến hệ thống cửa hàng của chúng tôi.
Dunlopillokhuyenmai.com - trực thuộc Đệm Xanh có đầy đủ các thiết kế gối với nhiều chất liệu khác nhau để bạn lựa chọn. Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu giặt nệm ngủ tại nhà, hoặc mua sắm nệm Dunlopillo, chăn ga gối Sông Hồng... bạn cũng có thể đặt lịch với chúng tôi.
Mọi phản hồi, thắc mắc cần hỗ trợ hay đặt hàng, xin quý khách vui lòng liên hệ theo hotline: 0962 701 701 – 0981 212 212 – 1800 6250 (Miễn phí).
Thu Trang
Quang Đức
Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.