Chứng sợ ngủ có thể gây khó khăn cho việc tập trung, chú ý và sức khỏe tổng thể. Cùng tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân đến các phương pháp điều trị hội chứng này.
Chứng sợ ngủ hay somniphobia là nỗi sợ hãi mãnh liệt về giấc ngủ. Những người mắc chứng này có thể sợ ngủ do ác mộng, tê liệt khi ngủ hoặc lo lắng tổng quát. Nỗi sợ này có thể gây khó khăn cho việc tập trung, chú ý và sức khỏe tổng thể.
Giấc ngủ không phải lúc nào cũng đơn giản như nằm xuống, nhắm mắt và để não bộ nghỉ ngơi. Căng thẳng hàng ngày hoặc bệnh tật khiến chúng ta tỉnh táo mặc dù đã cố gắng hết sức để phục hồi vào ban đêm. Tuy nhiên, đối với người mắc chứng sợ ngủ, giấc ngủ ngon càng khó đạt hơn.
Somniphobia là chứng sợ hãi, thậm chí là sợ hãi dữ dội về giấc ngủ. Ngoài cảm thấy lo lắng trước khi ngủ, người mắc chứng này còn gặp khó khăn trong việc tập trung, nhịp tim nhanh, thậm chí là buồn nôn. Hơn nữa, chứng sợ ngủ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, từ trẻ em tiểu học đến người lớn mắc hội chứng chân không yên.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu toàn diện về chứng sợ ngủ, từ các triệu chứng, nguyên nhân đến các phương pháp điều trị. Chúng tôi cũng sẽ đưa ra các mẹo thực tế và các chiến lược từ các chuyên gia để giảm lo lắng cùng nỗi lo sợ để giúp bạn có được giấc ngủ trong mơ.
Hội chứng sợ ngủ là tình trạng khó khăn do nó kết hợp cả các vấn đề về thể chất và tinh thần. Khi này, chứng sợ hãi với nhiều thói quen hành vi sẽ cản trở giấc ngủ lành mạnh.
Các triệu chứng vật lý phổ biến của chứng sợ ngủ bao gồm:
Người mắc chứng sợ ngủ thường có những hành vi sau:
Mặc dù các chứng sợ hãi có thể trị liệu thành công, nhưng mức độ nghiêm trọng của chứng sợ ngủ khác nhau tùy từng người. Trong trường hợp chứng sợ ngủ không thể điều trị hay không thể tránh được, tình trạng này sẽ để lại nhiều tác động tiêu cực lâu dài đến sức khỏe tinh thần và thể chất người bệnh.
Mặc dù các nhà nghiên cứu chưa biết nhiều về tác động lâu dài của chứng sợ ngủ, chúng ta có thể tham khảo tác động từ những chứng lo sợ tương tự như:
Rối loạn lo âu về giấc ngủ thường bị nhầm lẫn với chứng sợ ngủ, song 2 tình trạng này khác nhau ở loại sợ hãi ngăn cản giấc ngủ lành mạnh.
Rối loạn lo âu về giấc ngủ (Sleep Anxiety) – Đây là nỗi sợ hãi hoặc lo lắng về việc đi ngủ. Khi này, bạn thường cảm thấy lo lắng về việc không thể ngủ hoặc ngủ không sâu, dẫn đến nỗi sợ không có được chất lượng giấc ngủ mong muốn. Từ đó, chứng rối loạn này tạo ra chu kỳ có hại: lo lắng về việc mất ngủ, rồi mất ngủ thực sự và lo lắng hơn nữa. Bạn có thể khắc phục chứng lo lắng khi ngủ bằng các kỹ thuật thư giãn hiệu quả, đồng thời điều chỉnh thói quen đi ngủ.
Sợ ngủ (Somniphobia) – Hội chứng này thường liên quan đến nỗi sợ hãi dữ dội hơn là chỉ lo lắng. Với somniphobia, bạn sợ rằng điều gì đó khủng khiếp sẽ xảy ra khi ngủ thiếp đi hoặc không nên ngủ để giữ tỉnh táo và cảnh giác.
Đôi khi, việc hiểu được nguyên nhân gây sợ hãi lại giúp chúng ta giải quyết tận gốc. Thật không may, các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn về nguồn gốc của chứng bệnh này. Tuy nhiên, nếu xem xét theo bản chất, những nỗi sợ hãi và chấn thương phổ biến liên quan, chúng ta có thể suy đoán về nguyên nhân gây ra hoặc làm trầm trọng thêm chứng sợ ngủ.
Chứng sợ hãi thường không do 1 nguyên nhân duy nhất. Chúng có thể là kết quả của 1 sự cố, 1 chấn thương cụ thể, hoặc phát triển từ sớm như phản ứng học được từ anh chị em hoặc cha mẹ.
Nhiều chứng sợ hãi phát triển từ thời thơ ấu và có nhiều khả năng xảy ra khi một thành viên thân thiết trong gia đình cũng mắc chứng này. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ điều này là do di truyền hay do những trải nghiệm khi sống chung.
Một số nỗi sợ hãi phổ biến nhất bao gồm:
Chứng sợ hãi có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất kỳ tuổi tác, giới tính, chủng tộc hay hoàn cảnh xã hội. Một số người cố gắng hết sức để sắp xếp lại cuộc sống xung quanh để giảm thiểu chứng bệnh. Ngược lại, số khác lại chọn cách đối phó với sự đau khổ thường xuyên nếu không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với nguyên nhân.
Sợ ngủ là hiện tượng phổ biến ở người mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Theo ước tính, 50-75% bệnh nhân PTSD thường xuyên gặp ác mộng, và một nghiên cứu năm 2014 cũng chỉ ra người thường xuyên gặp ác mộng cũng sợ ngủ hơn.
Đối với những người khác, nỗi sợ ngủ có thể liên quan đến các yếu tố sau:
Khi những sự kiện đau buồn xảy ra liên quan đến giấc ngủ, chẳng hạn như ác mộng, giờ đi ngủ sẽ gợi liên tưởng nguy hiểm và làm trầm trọng thêm nỗi sợ ngủ.
Ác mộng gây đau khổ ngay cả khi không mắc chứng sợ ngủ. Nếu bạn từng gặp ác mộng cụ thể và tự hỏi nó có ý nghĩa gì, bạn có thể nghiên cứu thêm nguyên nhân và ý nghĩa của giấc mơ lo lắng.
Bạn có cảm thấy chính mình hoặc người thân đang phải vật lộn với chứng sợ ngủ không? Các chuyên gia sức khỏe có thể chẩn đoán đúng tình trạng bằng cách loại trừ các yếu tố tiềm ẩn làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Sau đây là danh sách các xác định mà bác sĩ có thể cần thực hiện để xác nhận chứng sợ ngủ:
Trẻ em có thể mắc chứng sợ ngủ không?
Thực tế, có tới 50% trẻ em gặp vấn đề về giấc ngủ. Mặc dù chứng sợ hãi thường bắt đầu từ thời thơ ấu, nhưng hiếm khi trẻ được chẩn đoán sợ ngủ. Vì chỉ 4% chứng rối loạn giấc ngủ hoặc chứng ngủ rũ kéo dài sau tuổi vị thành niên, nên biện pháp tốt nhất thường là sự trấn an của cha mẹ, các biện pháp an toàn và lịch trình ngủ thức nhất quán.
Tuy nhiên, trẻ em có thể, thậm chí là thường xuyên trải qua nỗi sợ ngủ. Các dấu hiệu cho thấy trẻ sợ ngủ bao gồm:
Để giúp trẻ em cảm thấy thoải mái và phấn khích hơn khi ngủ, một chiếc đệm mới tuyệt vời sẽ giúp ích rất nhiều. Hãy xem các mẫu đệm Dunlopillo cho trẻ nhỏ để đảm bảo con bạn có được giấc ngủ ngon nhất.
Việc mắc chứng sợ ngủ không có nghĩa bạn phải khó ngủ suốt đời. Giống như các chứng sợ khác, bạn hoàn toàn có thể vượt qua hội chứng này. Các loại phương pháp điều trị mà bác sĩ thường đề xuất là liệu pháp tiếp xúc, liệu pháp hành vi nhận thức hoặc dùng thuốc để ngủ ngon hơn.
Liệu pháp tiếp xúc – Liệu pháp này được các nhà trị liệu sử dụng để điều trị nhiều loại ám ảnh đơn giản và phức tạp, bằng cách cho bệnh nhân tiếp xúc dần với nguồn gốc của nỗi sợ hãi. Bằng cách tương tác với động vật, đồ vật, địa điểm hoặc tình huống gây lo lắng ở liều lượng ngắn, có thể chịu đựng được, chúng ta có thể xây dựng khả năng phục hồi trước nỗi sợ hãi. Với chứng sợ ngủ, phương pháp điều trị có thể bắt đầu bằng việc nghĩ về một đêm ngủ ngon và cuối cùng là những giấc ngủ ngắn.
Liệu pháp hành vi nhận thức – Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) được thực hiện bằng cách làm việc với chuyên gia trị liệu để thách thức những suy nghĩ gây đau khổ và học các kỹ thuật giảm triệu chứng lo âu. Phương pháp này sẽ giúp chúng ta xác định và vượt qua nỗi sợ hãi, ngay cả khi chúng liên quan đến giấc ngủ.
Sử dụng thuốc – Loại thuốc được khuyến khích có tác dụng giảm lo âu và các triệu chứng khác. Chúng thường được kê đơn với một trong các liệu pháp kể trên. Ví dụ, thuốc chẹn beta giúp giảm các khía cạnh vật lý của chứng lo âu, chẳng hạn như tim đập nhanh; trong khi benzodiazepin là thuốc an thần giúp bạn thư giãn, giảm các triệu chứng trong thời gian ngắn.
Ngăn ngừa chứng sợ ngủ
Chứng sợ hãi có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Vì vậy, không có phương pháp nào đảm bảo ngăn ngừa hoàn toàn chứng sợ ngủ. Cách tốt nhất để tự bảo vệ mình là tập trung phát triển thói quen ngủ lành mạnh và vệ sinh giấc ngủ phù hợp.
Dưới đây là một số thói quen trước khi ngủ hiệu quả và khả thi dành cho người lớn để có lịch trình ngủ lành mạnh hơn.
Giống như bất kỳ chứng sợ hãi nghiêm trọng nào, bạn không nên xem nhẹ somniphobia. Tuy nhiên, không giống như nhiều chứng sợi khác, giấc ngủ không phải là điều bạn có thể tránh được bằng cách lập kế hoạch hoặc chống cự thận trọng. Giấc ngủ rất cần thiết cho sức khỏe và tinh thần của chúng ta, và việc tránh ngủ chỉ khiến các triệu chứng sợ hãi trở nên tồi tệ hơn.
Dunlopillo sẽ giúp giấc ngủ trở nên thú vị và dễ tiếp cận, ngay cả với người mắc chứng lo âu khi ngủ hoặc sợ ngủ. Hãy trải nghiệm sự thoải mái khi tìm được chiếc nệm hoàn hảo phù hợp với phong cách và sở thích ngủ riêng của bạn. Và đừng quên một chiếc gối hoàn hảo cũng giúp bạn thức dậy sảng khoái, không đau nhức và xua tan nỗi lo lắng suốt đêm.
Để dễ dàng tìm ra sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ hoàn hảo, hãy trò chuyện với chuyên gia đệm Dunlopillo ngay hôm nay.
Quang Đức
Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.