Hotline : 0981 212 212 - 1800 6250 Từ 8h00 - 22h00 (T2 - CN)
Showroom

Dunlopillo Nguyễn Trãi

ĐC: 113 Nguyễn Trãi, Thượng Đình, Thanh Xuân, HN (Đối diện Royal City) Điện thoại: 024 6684 5405 Hotline: 0962.038.038

Dunlopillo Hồ Tùng Mậu

ĐC: Số 326 Hồ Tùng Mậu, Phường Phú Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội Điện thoại: 0975.701.701

Dunlopillo Hà Đông

ĐC: Số 744 Quang Trung, Phú La, Hà Đông, Hà Nội Hotline: 0981.242.692

Dunlopillo Tây Hồ

ĐC: Số 224 Võ Chí Công, P.Xuân La, Q.Tây Hồ, Hà Nội Hotline: 0976.604.676

Dunlopillo Long Biên

ĐC: 566B Nguyễn Văn Cừ - P.Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội Hotline: 0988 783 518

Dunlopillo Vĩnh Tuy

ĐC: Số 102 đường Đàm Quang Trung, P.Long Biên, Q.Long Biên, Hà Nội Hotline: 0968.307.488

Dunlopillo Giải Phóng

ĐC: Số 807E Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội Hotline: 0246.2782.335 Hotline: 0974.193.888

Dunlopillo Thái Bình

ĐC: 56-58 Quang Trung, Tp Thái Bình, T.Thái Bình Điện thoại: 0227.6539.888 Hotline: 0963.168.909

Dunlopillo TP.HCM

ĐC: 349 Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân Bình, TP. HCM (ngay ngã 3 Bình Giã) Điện thoại: 08 38 494 767 Hotline: 0918 901 777

Dunlopillo Bắc Giang

ĐC: 308 Lê Lợi, P Hoàng Văn Thụ, Tp Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang Điện thoại: 0981.515.519

Dunlopillo Ninh Bình

ĐC: Số 880 Nguyễn Công Trứ, Phường Ninh Sơn, Tp Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình Điện thoại: 0977.460.366

Dunlopillo Hải Phòng

ĐC: 15 Võ Nguyên Giáp, P Kênh Dương, Q Lê Chân, Tp Hải Phòng Điện thoại: 0961.715.711

Chứng ngủ rũ là gì? - Tất tần tật sự thật về chứng ngủ rũ

31-03-2021, 5:33 pm 1472

Chứng ngủ rũ được giới thiệu là một dạng thức của rối loạn giấc ngủ. Đương nhiên, điều này không tốt, nó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

 

Hầu hết mọi người đều có lúc cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức. Điều đó không có gì đáng lo. Tuy nhiên, việc thiếu năng lượng thường xuyên có thể là một dấu hiệu cho thấy điều gì đó đang xảy ra. Một trong số đó là chứng ngủ rũ.

Chứng ngủ rũ là một dạng rối loạn giấc ngủ thường bị hiểu nhầm. Biểu hiện đặc trưng của chúng là các cơn buồn ngủ ban ngày theo cách nghiêm trọng và dai dẳng. Tác động tiêu cực của chứng ngủ rũ phổ biến là gây suy giảm khả năng tập trung cũng như hiệu quả giải quyết công việc. Trong nhiều trường hợp, chúng còn làm tăng nguy cơ tai nạn và thương tích.

Mặc dù hiếm gặp hơn nhiều chứng rối loạn giấc ngủ khác nhưng ngủ rũ cũng đang ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người, bao gồm cả trẻ em và người lớn.

 

Chứng ngủ rủ là gì?

Chứng ngủ rũ là một dạng thức rối loạn làm gián đoạn quá trình ngủ - thức. Vì não không thể điều chỉnh đúng nhịp sinh học nên thường tạo ra các cơn buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Tất nhiên, khi mắc chứng ngủ rũ, bạn hoàn toàn có thể chìm vào giấc mà không cần tới một chiếc nệm hay cuộn mình trong chăn ga gối thoải mái.

Giấc ngủ bình thường diễn ra qua một loạt các giai đoạn. Trong đó, giấc ngủ chuyển động mắt nhanh - REM xảy ra trong giai đoạn cuối, thường là một giờ hoặc hơn sau khi chìm vào giấc ngủ. Với những người mắc chứng ngủ rũ, giấc ngủ REM không thường xuyên và có xu hướng bắt đầu sớm trong vòng vài phút sau khi nhắm mắt. Tức là, nó đến sớm hơn nhiều so với bình thường.

Chứng ngủ rũ xảy ra gần như ngang nhau ở cả nam và nữ. Nó có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng được phát hiện là đạt cao điểm vào khoảng 15 tuổi và 35 tuổi.

  Các loại chứng ngủ rũ

Chứng ngủ rũ loại 1 - NT1

Chứng ngủ rũ loại 1 - NT1 có mối liên quan đến cataplexy - tình trạng mất trương lực cơ đột ngột. Chính vì thế, NT1 còn có tên gọi khác là “chứng ngủ rũ với cataplexy”. Cataplex là tình trạng mất trương lực cơ ở một bộ phận hoặc hai bên ở thể. Khi đó, chúng ta sẽ thường không còn khả năng đáp ứng với cảm xúc hoặc trở nên suy sụp.

Không phải tất cả bệnh nhân thuộc dạng NT1 đều phải trải qua các đợt cataplexy lúc chẩn đoán. Tuy nhiên, cuối cùng nó vẫn xảy ra.

Trên thực tế, NT1 cũng thường xuất hiện khi một người có mức độ hypocretin-1 thấp. Đây là một chất hóa học trong cơ thể giúp kiểm soát sự tỉnh táo.

Chứng ngủ rũ loại 2 - NT2

Trước đây, chứng ngủ rũ loại 2 - NT2 còn được gọi là “chứng ngủ rũ không có cataplexy”. 

Trên thực tế, những người có NT2 mang nhiều triệu chứng tương tự như những người NT1 nhưng họ lại không có cataplexy hoặc mức hypocretin - 1 thấp.

Nếu một người được chẩn đoán là NT2, sau đó phát triển cataplexy hoặc mức hypocretin-1 thấp, họ có thể sẽ được phân loại lại là NT1. Sự thay đổi này có tỉ lệ xảy ra khoảng 10%.

  Triệu chứng của chứng ngủ rũ

Các triệu chứng của chứng ngủ rũ xuất hiện cả vào ban ngày và ban đêm. Phổ biến nhất là:

Liên tục buồn ngủ vào ban ngày (EDS)

EDS là triệu chứng cơ bản nhất của chứng ngủ rũ. Nó xuất hiện ở tất cả những người mắc kiểu rối loạn này. Việc buồn ngủ quá mức vào ban ngày thường không thể cưỡng lại được và nó xuất hiện thường xuyên, ngay cả các tình huống đơn điệu. Đương nhiên, nó không báo trước và khiến bạn thiếp đi nhanh chóng.

Tình trạng buồn ngủ thường gây mất tập trung. Tuy nhiên, những người mắc chứng ngủ rũ cũng có thể cảm thấy sảng khoái tạm thời khi tỉnh lại.

Hành vi tự phát

Việc cố gắng ngăn các cơn buồn ngủ do chứng ngủ rũ gây ra có thể kích hoạt các hành vi tự phát. Trong khi đó, bản thân họ cũng không hề hay biết. Ví dụ như một học sinh trong lớp có thể viết một cách điên cuồng, liên tục nhưng thực chất chỉ là những dòng nguệch ngoạc hoặc vô nghĩa trên giấy mà thôi.

Gián đoạn giấc ngủ đêm

Giấc ngủ phân mảnh cũng là một dấu hiệu thường gặp ở những người mắc chứng ngủ rũ. Họ có thể thức giấc nhiều lần trong đêm.

Liệt khi ngủ

Những người mắc chứng ngủ rũ có tỷ lệ tê liệt khi ngủ cao hơn. Biểu hiện của nó là việc không thể di chuyển khi đang ngủ hoặc vừa thức dậy. 

Tình trạng liệt khi ngủ còn được gọi là bóng đè theo văn hóa nước ta. Nó thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn nhưng lại có xu hướng khiến mọi người cảm thấy sợ hãi.

Ảo giác liên quan đến giấc ngủ 

Ảo giác có xu hướng đi kèm với chứng tê liệt khi ngủ ở những cá nhân bị ngủ rũ. Chúng có thể gây ra sự khó chịu và đáng sợ.

Hình ảnh sống động thường xảy ra cả khi đang chìm vào giấc ngủ (ảo giác hypnagogic) hoặc khi thức dậy (ảo giác hypnopompic).

Cataplexy

Cataplexy là tình trạng mất kiểm soát đột ngột. Nó chỉ xảy ra ở những người NT1 chứ không phải NT2. 

Cataplexy thường kéo dài trong vài giây đến vài phút. Một người NT1 có các đợt cataplexy vài lần mỗi năm hoặc nhiều đợt trong một ngày.

 

Một người mắc chứng ngủ rũ chắc chắn sẽ gặp phải tình trạng EDS. Trong đó, cũng có những người gặp tất cả các triệu chứng phổ biến này. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể không xảy ra đồng thời. Trên thực tế, không có gì là lạ khi sau nhiều năm bị EDS, bạn mới bắt đầu các đợt cataplexy.

Các biểu hiệu của chứng ngủ rũ có thể trùng lặp ở trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, vẫn sẽ tồn tại sự khác biệt. 

Ở trẻ em, việc buồn ngủ quá mức vào ban ngày có thể xuất hiện cùng các chứng bồn chồn hoặc cáu kỉnh như một loại hành vi. Vào ban đêm, trẻ mắc chứng ngủ rũ có thể ngủ lâu hơn. Cataplexy cũng thường tinh tế hơn ở trẻ em, mặc dù nó xảy ra trong 80% trường hợp. 

 

Tác động của chứng ngủ rủ là gì?

Các triệu chứng của chứng ngủ rũ có thể gây ra những hậu quả đáng kể với sức khỏe cũng như thể trạng của bệnh nhân. Tai nạn là một nguy hiểm đáng sợ có thể bắt nguồn từ các cơn buồn ngủ quá mức ban ngày và sự mệt mỏi có thể đe dọa tính mạng khi lái xe.

Chứng ngủ rũ cũng có thể gây trở ngại cho quá trình học tập và làm việc với các đợt thiếu tập trung, buồn ngủ.

Ngoài ra, thực tế, nhiều bệnh nhân mắc chứng ngủ rũ cũng dễ cảm thấy bị kỳ thị. Chính vì thế, họ có xu hướng thu mình trong xã hội. Nếu không được hỗ trợ kịp thời, điều này có thể dẫn đến các rối loạn sức khỏe tinh thần nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ xã hội cũng như công việc.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng tìm ra mối liên quan giữa chứng ngủ rũ với nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch, huyết áp cao…

 

Nguyên nhân của chứng ngủ rủ là gì?

Mặc dù có khá nhiều nghiên cứu về chứng ngủ rũ nhưng hiện tại, các nguyên nhân vẫn được đánh giá là chưa biểu hiện đầy đủ. Các báo cáo về nguyên nhân của chứng ngủ rũ loại 1 cũng có xu hướng nhiều hơn NT2.

  Nguyên nhân của chứng ngủ rũ NT1

Chứng ngủ rũ loại 1 về bản chất, là một rối loạn được nảy sinh từ việc mất các tế bào thần kinh. Nó là hypocretin, còn được gọi là orexin - một chất hóa học giúp điều chỉnh sự tỉnh táo và giấc ngủ. Những người NT1 thường bị mất tới 90% hoặc nhiều hơn số lượng tế bào thần kinh tạo ra hypocretin.

Ngoài ra, một cá nhân nhạy cảm về mặt di truyền có thể bị tổn thương các tế bào thần kinh này. Nó cũng có xu hướng tăng lên sau khi tiếp nhận tác nhân từ môi trường.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng NT1 dao động theo mùa và có mối liên hệ tiềm ẩn với virus cúm. Tất nhiên, điều này khá hiếm.

Cũng trong một số trường hợp hiếm hoi, NT1 có thể xảy ra do một tình trạng bệnh lý khác. Chúng gây ra tổn thương cho các bộ phận não chứa tế bào thần kinh sản xuất hypocretin. Đây có thể được gọi là chứng ngủ rũ thứ phát và nó thường gặp khi bị chấn thương não hoặc nhiễm trùng ở hệ thần kinh trung ương.

  Nguyên nhân của chứng ngủ rũ NT2

Nhiều chuyên gia tin rằng NT2 chỉ đơn giản là sự mất mát các tế bào thần kinh sản xuất hypocretin số lượng ít, nhưng thực tế, những người NT2 thường không bị thiếu hypocretin.

Một số bác sĩ khác lại cho rằng NT2 có thể là tiền thân của NT1, nhưng cũng lại trên thực tế, sự phát triển của cataplexy thường chỉ xuất hiện trong khoảng 10% trường hợp được chẩn đoán có sự dịch chuyển từ NT2 sang NT1.

Vấn đề nguyên nhân của NT2 bởi vậy vẫn còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, hầu hết nghiên cứu lại cùng cho rằng, tương tự như NT1, NT2 có thể phát sinh do các tình trạng y tế khác nhau như chấn thương đầu, đa xơ cứng và các bệnh ảnh hưởng đến não.

 

Giải pháp nào cho chứng ngủ rủ?

Chứng ngủ rũ là một dạng rối loạn có thể điều trị bằng thuốc hoặc thay đổi lối sống. Tuy nhiên, nó không phải là cách chữa trị triệt để. Các mục tiêu của điều trị hiện nay thường chỉ dừng lại ở mức cải thiện sự an toàn của bệnh nhân, giảm các triệu chứng và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

  Sử dụng thuốc

Khi mắc chứng cataplexy, việc mất hypocretin được cho là không thể phục hồi và sẽ kéo dài suốt đời. Hầu hết những người dùng thuốc bởi vậy, chỉ có thể kiểm soát được tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày và hiện tượng khó ngủ vào ban đêm.

Đối với nhiều người mắc chứng ngủ rũ, căn bệnh này nhìn chung vẫn ổn định theo thời gian. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể giảm bớt khi độ tuổi tăng cao. Tuy nhiên, hiếm khi việc thuyên giảm này xảy ra một cách tự nhiên. 

Các phương pháp điều trị NT1 và NT2 tương tự nhau ngoại trừ NT2 thường sẽ loại bỏ các loại thuốc điều trị cataplexy.

Việc sử dụng thuốc để điều trị chứng ngủ rũ phải được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ có chuyên môn. Nghĩa là sau khi thực hiện các biện pháp thay đổi hành vi (sẽ được điểm danh ở dưới đây) bạn vẫn còn rất lo lắng về tác động tiêu cực của chứng ngủ rũ đến cuộc sống, công việc; thì nên đặt lịch hẹn ngay với bác sĩ.

  Phương pháp tiếp cận hành vi

Phương pháp tiếp cận hành vi là hình thức trị liệu dựa trên thói quen hàng ngày của người mắc chứng ngủ rũ. Cụ thể:

Lập kế hoạch cho các giấc ngủ ngắn

Những giấc ngủ ngắn ngủi sẽ giúp người mắc chứng ngủ rũ tỉnh táo hơn và có thể làm giảm biểu hiện của việc buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Các giấc ngủ ngắn cũng hoàn toàn có thể thực hiện được ở nơi làm việc, học tập mà không cần đến giường.

Người mắc chứng ngủ rũ cần lên kế hoạch về thời gian của các giấc ngủ ngắn này, đảm bảo chúng không ảnh hưởng đến công việc hay biến bạn thành một người kỳ quặc. Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ ngắn cũng nên được tập trung cải thiện. Bạn có thể để một chiếc gối cao su tại nơi làm việc cho những giấc ngủ ngắn nhằm đảm bảo cơ thể không bị đau nhức khi thức dậy.

Gối cao su sẽ nâng đỡ vùng vai gáy đúng cách. Sự mềm mại của chúng cũng thường có xu hướng khiến bạn cảm thấy thư giãn hơn và ngủ ngon hơn.

 

[Products:1366,91]

 

Giữ giấc ngủ lành mạnh

Người mắc chứng ngủ rũ có thể cải thiện tình hình bằng những thói quen ngủ tốt. Một trong số đó là chống lại các giấc ngủ kém vào ban đêm. 

Vấn đề này bao gồm những gì?

  • Thứ nhất - Cần có một lịch trình ngủ nhất quán, cả thời gian khi ngủ và khi thức dậy. 
  • Thứ hai - Một môi trường ngủ ít gây phiền nhiễu và gián đoạn nhất với ánh sáng, nhiệt độ thích hợp.
  • Thứ ba - Thư giãn trước khi ngủ như tắm nước ấm nhằm thúc đẩy các cơn buồn ngủ
  • Thứ tư - Chăn ga gối đệm phù hợp, thoải mái.

Với việc thiết lập bề mặt ngủ sạch sẽ, trong lành và duy trì sự thoải mái dài lâu, chăn ga gối đệm đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.

Nệm cao su Dunlopillo là một ví dụ. Ngoài việc cao su được lưu hóa bằng phương pháp sóng điện từ hiện đại, cho phép chúng êm ái và siêu đàn hồi thì các sản phẩm này còn được tích hợp nhiều công nghệ chăm sóc sức khỏe độc quyền.

Ví dụ như Nanobionic. Đây là lớp phủ sinh học xuất hiện hầu hết trên các sản phẩm nệm Dunlopillo chất liệu cao su. Chúng giữ chức năng chính là hấp thụ nhiệt lượng dư thừa và chuyển hóa thành tia hồng ngoại rồi tác động trở ngược lại cơ thể. Chính vì thế, ngoài việc giữ bề mặt trở nên khô thoáng mát mẻ thì cơ thể bạn cũng nhanh chóng cảm thấy thoải mái, bớt căng thẳng và chìm vào giấc nhanh hơn.

Ngoài ra, công nghệ xử lý vải Purotex cũng là điểm cộng không thể bỏ qua khi nhắc đến nệm Dunlopillo bất kể nệm lò xo Dunlopillo hay nệm cao su. Chúng đem đến bề mặt sạch sẽ, không kích ứng, không chứa sự phát triển của vi khuẩn hay nấm mốc. Vì vậy, những người có làn da nhạy cảm nhất cũng có thể cảm thấy an tâm.

 

[Products:27,28,29,30]

 

Tránh rượu và các loại thuốc an thần

Bất kỳ loại chất nào góp phần gây buồn ngủ đều nên tránh nếu bạn bị chứng ngủ rũ. Trên thực tế, chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng buồn ngủ quá mức vào ban ngày.

Thận trọng khi lái xe

Những người mắc chứng ngủ rũ có công việc lại gắn liền với việc lái xe thì cần đặc biệt cẩn trọng. 

Các bác sĩ thường khuyên những người này nói chuyện nhiều hơn với người xung quanh. Họ cũng được khuyến khích ngủ trước khi lên xe.

Chế độ ăn uống cân bằng

Sự thật là những người mắc chứng ngủ rũ có nguy cơ béo phì cao hơn. Điều này làm cho việc ăn uống điều độ trở thành một vấn đề cần thiết bậc nhất với sức khỏe tổng thể của họ.

Tập thể dục

Vận động cũng có thể ngăn ngừa béo phì tốt hơn và góp phần cải thiện giấc ngủ vào ban đêm.

Chúng khiến cơ thể bạn khỏe mạnh từ bên trong.

Thúc đẩy mối quan hệ

Nếu có xu hướng mặc cảm với các triệu chứng của chứng ngủ rũ, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ ở các chuyên gia sức khỏe tinh thần và đương nhiên kể cả người xung quanh. Thúc đẩy các mối quan hệ với nhiều hoạt động giao tiếp hơn sẽ giúp loại bỏ nguy cơ rút khỏi xã hội, trầm cảm và lo lắng.

 

Làm sao để chẩn đoán chứng ngủ rủ?

Chẩn đoán chứng ngủ rũ cần có sự phân tích cẩn thận của các bác sĩ nhiều kinh nghiệm về căn bệnh này. Lý do là vì chứng ngủ rũ cũng thường không quá phổ biến trong khi các triệu chứng của nó lại có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. 

Chứng ngủ rũ có thể không được chẩn đoán chính xác trong nhiều năm cũng là điều dễ hiểu.

Quá trình chẩn đoán chứng ngủ rũ thường được bắt đầu bằng việc xem xét các triệu chứng cơ bản và bệnh sử. Bước này giúp bác sĩ hiểu được thói quen của bệnh nhân cũng như lý do chính xác của hiện tượng buồn ngủ ban ngày. 

Các xét nghiệm cũng có thể được tiến hành để đánh giá mức độ EDS. Thông thường, bệnh nhân sẽ phải thực hiện bài kiểm tra gọi là Thang điểm buồn ngủ Epworth (ESS) dựa trên những cảm nhận chủ quan của mỗi cá nhân về các triệu chứng của họ.

Ngoài ra, Polysomnography (PSG) cũng là một dạng kiểm tra phổ biến. Chúng chi tiết hơn ESS và thường được thực hiện qua đêm tại một phòng khám chuyên khoa. PSG cho biết các hoạt động của não và cơ thể một cách khá chính xác.

Một ngày sau khi thực hiện PSG, tình trạng bệnh nhân sẽ tiếp tục được đánh giá thông qua một bài kiểm tra khác có tên là Độ trễ nhiều giấc ngủ (MSLT). Mục đích chính của MSLT là đánh giá khách quan về cơn buồn ngủ. Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cố gắng đi vào giấc ngủ trong 5 khoảng thời gian khác nhau (trong khi vẫn kết hợp với việc sử dụng PSG). Những người mắc chứng ngủ rũ có xu hướng đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn và bắt đầu các giấc ngủ REM sớm đến rất sớm.

Một xét nghiệm khác cũng thường được sử dụng để kiểm tra chứng ngủ rũ chính là CSF. Điều này cho biết mức độ hypocretin trong cơ thể. Mức độ hypocretin thấp là dấu hiệu của NT1 và giúp phân biệt nó với NT2.

 

Chứng ngủ rũ gây nhiều hệ lụy lâu dài nhưng lại không dễ được chẩn đoán chính xác. Chính vì thế, bạn cần để ý đến bản thân nhiều hơn và khắc phục vấn đề khi phát hiện càng sớm càng tốt. Nếu liên tục thấy mệt mỏi, khó tỉnh táo và buồn ngủ vào nhiều thời điểm trong ngày, hãy liên lạc với bác sĩ.

Trong trường hợp muốn có một không gian ngủ lý tưởng hơn với chăn ga gối đệm, chúng tôi có thể giúp bạn. Dunlopillokhuyenmai.com - trực thuộc Đệm Xanh cũng cấp nhiều sản phẩm đệm ngủ và chăn ga gối chất lượng nhất, chính hãng và có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Mọi phản hồi, thắc mắc cần hỗ trợ hay đặt hàng, xin quý khách vui lòng liên hệ theo hotline: 0962 701 701 - 0981 212 212 - 1800 6250 (Miễn phí).

Thu Trang

 

Đánh giá0 đánh giá về Chứng ngủ rũ là gì? - Tất tần tật sự thật về chứng ngủ rũ

Mời bạn gửi đánh giá về bài viết

Gửi đánh giá

Quang Đức

Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.

Xem thêm các đánh giá khác

Bình luận

avatar
x
Cách chọn chăn ga gối đệm để phòng ngủ luôn trong lành
Cách chọn chăn ga gối đệm để phòng ngủ luôn trong lành
09-03-2021, 5:09 pm     1803
Chăn ga gối đệm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ mà còn thiết lập không khí phòng ngủ. Và đây là giải pháp giúp giữ không khí của bạn luôn trong lành.
Top quà tặng ngày lễ cho người thích ngủ nướng
Top quà tặng ngày lễ cho người thích ngủ nướng
06-04-2021, 3:11 pm     2437
Với những người thích ngủ nướng, không gì tuyệt vời hơn một món quà liên quan đến "đam mê" ấy. Đây là các quà tặng ngày lễ cực hay cho ai chỉ thích ngủ và ngủ.
Giật mình với thói quen nằm sấp khi ngủ - Lợi hay hại?
Giật mình với thói quen nằm sấp khi ngủ - Lợi hay hại?
06-04-2021, 2:53 pm     3397
Nằm sấp khi ngủ là thói quen của khá nhiều người. Nó bị đánh giá là cực kỳ tai hại cho sức khỏe nhưng nhiều người nói rằng chẳng vấn đề gì. Vậy sự thật thế nào?
Facebook
Youtube Xem thêm video tại kênh Youtube youtube