Vải lụa satin cũng được đánh giá cao trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người đồng nhất lụa với satin và sateen. Sự thật chúng có nhiều điểm khác nhau.
Mua sắm chăn ga gối có thể rất thú vị nhưng cũng rất khó khăn. Bên cạnh sự đa dạng của màu sắc, họa tiết và phong cách thì việc chọn lựa chất liệu cũng cần phải nghiên cứu và có kiến thức thực tế. Một số dòng vải còn cực kỳ dễ nhầm lẫn như bộ ba lụa, satin và sateen. Bạn có thể tưởng rằng satin và sateen chỉ là tên gọi khác của lụa hoặc đơn giản giống như một sự nhầm lẫn về chính tả.
Trên thực tế, satin - sateen trông giống nhau nhưng lại hoàn toàn khác nhau và có những phẩm chất riêng. Nếu đang săn lùng những bộ chăn ga gối sang trọng thì bạn nhất định phải phân biệt được những chất liệu này. Chúng tôi sẽ cụ thể những điểm khác biệt của satin và sateen này ngay trong phần dưới đây.
Vải lụa satin và sateen dễ gây nhầm lẫn vì cái tên gần giống nhau và chất vải cũng có những đặc điểm chung. Tuy nhiên, trước hết phải nói ngay rằng, cả satin và sateen đều không phải là thuật ngữ được sử dụng để mô tả vải. Chúng thực chất là tên gọi được đặt cho một kiểu dệt cụ thể. Trong khi hầu hết các loại vải được dệt theo kiểu một sợi đi qua hoặc đi dưới một sợi khác thì satin và sateen có tỉ lệ sợi là: 4:1.
4:1 tức là 4 sợi đi qua hoặc đi dưới 1 sợi. Mặc dù thế, mô hình 4:1 này cũng có sự khác nhau giữa satin và sateen.
Đối với satin, kiểu dệt “một trên bốn dưới” chạy dọc theo chiều ngang của vải, tạo ra vải có mặt dọc với 4 sợi ngang đi dưới một sợi dọc. Cách dệt của satin có độ xoắn thấp, tạo cho vải thành phẩm có vẻ ngoài mịn và mượt. Tuy nhiên, biến thể của satin cũng đã xuất hiện ở thời điểm hiện tại. Sự kết hợp thực tế của sợi dọc và sợi ngang có thể theo tỉ lệ 1:3:1 (một hoặc nhiều sợi ngang được dệt chạy dưới qua một sợi dọc). Các biến thể trong cách dệt tạo ra số lượng sợi hoặc độ dày khác nhau của vải satin thành phẩm.
Trong khi đó, sateen có mặt ngang, tức đường dệt chạy theo chiều ngang của vải, 1 sợi ngang đi trên 4 sợi dọc.
Xem xét đến lịch sử, ban đầu, satin là kỹ thuật được dùng để dệt lụa. Từ Trung Quốc, dòng vải này phổ biến ở châu Âu bắt đầu vào những năm của thế kỷ 12. Hồi đó, vải satin lụa là một lựa chọn yêu thích của hoàng gia, nó sang trọng và đắt tiền.
Vải satin lụa sở hữu bề mặt sáng bóng, mềm mại. Mặt ngoài của vải satin có màu xỉn hơn so với mặt trái. Vải satin lụa có độ sang trọng cao.
[Products:1137,1165,102]
Vẫn liên quan đến sự xa hoa và đẳng cấp, vải satin ngày nay có thể vẫn được làm từ lụa nhưng cũng có thể được ứng dụng đối với các chất liệu khác như: polyester và nylon.
Một xu hướng khác đó chính là pha trộn. Tức sẽ có những thương hiệu pha trộn cả 3: lụa, polyester, nylon và tạo ra một dòng vải satin trộn, sở hữu cùng lúc các ưu điểm của cả 3 loại sợi này.
Sự kết hợp có thể được mở rộng ra với nhiều loại sợi khác nhau. Tùy thuộc vào sợi thành phần mà vải satin thành phẩm sẽ có những cảm nhận và thẩm mỹ bề mặt khác nhau. Ví dụ như: satin dựa trên lụa sẽ có mặt bóng và mềm mại trên da giống như lụa; nhưng khi trộn với polyester độ sáng bóng có thể giảm bớt và khả năng thở cũng thế.
Vải satin khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Nó được thường được dùng trong may mặc, bao gồm cả áo khoác bóng chày, quần đùi thể thao, váy ngủ, váy dạ hồi, áp sơ mi, cà vạt, nội y nữ… Nó cũng được sử dụng để sản xuất giày múa bale và vật trang trí nội thất như rèm cửa, khăn trải bàn và cả kể chăn ga gối.
Vải dệt theo kiểu sateen cũng là một loại vải mềm và bền. Chúng có kiểu dáng và cảm giác tương tự, giông giống với vải kiểu satin. Thế nhưng, sateen thường được làm bằng sợi ngắn hơn như bông (phổ biến nhất), rayon, tre. Trong khi đó, satin có xu hướng làm từ sợi dài.
Vì có nguồn gốc từ thực vật nên thường vải theo kỹ thuật sateen có độ thoáng khí cao và cũng khá bền đẹp. Vải dệt theo kỹ thuật sateen cũng thường có mặt trên sáng bóng và mặt sau xỉn màu.
Nền cotton cùng kỹ thuật dệt sateen mang lại độ bền cao cho vải hơn là loại vải dệt kiểu satin làm từ lụa. Chúng cũng có một vẻ ngoài bóng bẩy nhưng không phải là chất liệu mỏng manh như satin và hoàn toàn có thể giặt máy được. Thêm vào đó, sateen cũng chống nhăn và dễ chăm sóc hơn.
Vải dệt theo kiểu sateen có xu hướng được sử dụng áo cánh, váy và vest. Do độ bền tuyệt vời của nó nên phong cách sateen cũng lý tưởng cho việc may rèm cửa hay chăn ga gối.
Khả năng gây dị ứng
Cả hai loại vải theo kỹ thuật satin và sateen đều khá tốt với làn da. Vải satin hay sateen làm từ lụa đều không gây dị ứng. Chúng là sợi tự nhiên, vì thế, rất nhẹ nhàng trên da. Chúng cũng hiệu quả trong việc giảm ma sát giữa tóc và chăn ga gối, giúp giảm hư tổn của tóc thông qua sự tích tụ tĩnh điện.
Ngay cả satin dệt từ sợi tổng hợp cũng có thể chống lại nấm mốc và mạt bụi. Tuy nhiên, sợi polyester và nylon không thoáng khí, có thể gây bí nóng và cũng có thể gây kích ứng với những người có làn da nhạy cảm.
Sateen thường được dệt từ sợi bông và rayon nên cũng thường là vải tự nhiên, được hưởng các đặc tính tốt của bông và ít gây dị ứng.
Độ sáng bóng
Satin có bề ngoài giống như lụa, mềm mại và bóng. Nếu satin được làm từ 100% lụa thì độ bóng không thể thay thế bằng các sợi tổng hợp. Satin dệt từ sợi polyester có thể ít sáng bóng hơn và đôi khi độ bóng trông có vẻ nhân tạo.
Cách dệt sợi chéo được sử dụng để sản xuất sateen có thể làm cho vải xỉn màu hơn và kém bóng hơn satin. Nhắc đến sateen, người ta thường nhớ đến độ bền nhiều hơn.
Khả năng thấm hút
Tất cả các loại vải dệt sateen đều có thể thở được, thậm chí thở rất tốt. Vì vật liệu tạo thành thừa hưởng trọn vẹn những đặc tính về độ thoáng khí của sợi thành phần chủ chốt. Và sự thật thì sợi tre, sợi tơ tằm hay sợi bông đều thấm hút tốt, nổi tiếng là mát mẻ.
Khả năng thấm hút không thể khẳng định tuyệt đối với satin. Nếu satin được làm từ lụa, nó sẽ thoáng khí. Ngược lại, satin khi được làm từ polyester và nylon có thể không thực sự thông thoáng.
Ở hạng mục này, sateen dành chiến thắng.
Sự chăm sóc
Sateen và satin cũng khác biệt trong việc chăm sóc và bảo quản. Trên thực tế, các thành phần của sợi sẽ quyết định cách chăm sóc vải thành phẩm.
Satin có nguồn gốc từ tơ tằm và đòi hỏi sự chăm sóc giống với tơ tằm. Đây là một chất liệu tinh tế, sang trọng, cần sự dịu dàng và các bước làm sạch nhẹ nhàng. Hầu hết satin có hàm lượng tơ tằm cao chỉ giặt khô và giặt tay. Ngay cả các phiên bản từ sợi tổng hợp cũng cần phải lưu ý. Vì trên thực tế, polyester có thể tan chảy nếu tiếp xúc với quá nhiều nhiệt. Nylon cũng vậy.
Sateen thì hoàn toàn có thể giặt máy và sấy khô. Nó cũng có khả năng chống nhăn nên cũng dễ dàng chăm sóc. Đặc điểm này giúp cho sateen trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho các vật dụng cần giặt nhiều và thường xuyên như chăn ga gối.
Khi nói đến sự chăm sóc và giặt giũ, sateen lại chiến thắng.
Giá thành
Nếu bạn mua vải satin 100% lụa, bạn có thể sẽ phải trả một mức giá cao đến rất cao. Nhưng vải từ polyester thì có thể phải chăng hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế, cả satin và sateen đều không có mức giá ổn định và khó để đánh giá. Tùy thuộc vào tỉ lệ, số lượng sợi dệt và chất liệu sợi dệt mà vải sẽ có những mức giá khác nhau.
Độ bền đẹp
Một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với satin là sự chăm sóc tinh tế và sự nhẹ nhàng khi giặt giũ. Mặc dù vải theo kiểu satin có thể làm đồ nội thất và chăn ga gối nhưng việc giặt giũ quá thường xuyên và sấy có thể làm giảm chất lượng của sợi vải.
Sateen cũng thường được sử dụng trong vải trang trí và chăn ga gối nhưng nó bền đẹp và dễ giặt hơn nhiều. Sateen không cần thêm bất cứ sự chăm sóc đặc biệt nào, nó cũng chống nhăn hiệu quả bất kể giặt máy và sấy khô.
Ở mặt này, sateen chiến thắng.
[Products:1262,1277,1265]
Kết cấu
Kết cấu của cả satin và sateen đều mềm và mịn. Mặc dù vậy, satin có lợi thế hơn vì nó thường sang trọng, mềm mại. Đây là một sự lựa chọn tuyệt vời cho trang phục mùa hè, rất bồng bềnh. Nhược điểm của sự mượt mà mà satin có là nó có thể hơi trơn, gây cảm giác trượt khi di chuyển.
Sateen là một vải thô hơn và thường không gây trơn trượt khi sử dụng. Mặc dù nó mềm mại, thoải mái nhưng lại mất điểm vì không thực sự mượt được khi chạm vào.
Nếu đang tìm kiếm một kết cấu có thể tạo ra sự lỗng lẫy, đẳng cấp thì “người chiến thắng” là satin.
Khả năng làm ấm
Sateen thường được dệt từ sợi bông và sở hữu các đặc tính tuyệt vời của bông. Vì thế, chúng mát trong mùa hè và có thể giữ ấm tốt hơn trong trời lạnh. Sateen có thể thiết lập sự thoải mái quanh năm. Và đây là một đặc điểm tốt để sử dụng cho chăn ga gối và đồ ngủ.
Với satin, khả năng làm ấm thay đổi theo sợi chỉ thành phần được dệt. Vải satin làm từ polyester hoặc nylon có khả năng lạnh vào mùa đông, không thoáng khí và sẽ tích tụ mồ hôi trong mùa hè, gây bết dính, khó chịu.
Nhưng vải lụa satin thì lại thở rất tốt. Nó là một chất liệu tự nhiên và có thể giữ ấm vào mùa đông nhưng lại tạo được cảm giác mát mẻ trong thời tiết nóng bức.
Ở tiêu chí này, khó có thể so sánh satin hay sateen thắng thế.
Không phải lúc nào cũng dễ dàng xem xét một cách kỹ lưỡng các sợi dệt trong một tấm vải để phân biệt nó là satin hay sateen. Nhất là khi bạn đang đứng trong một cửa hàng với vô số mảnh vải và màu sắc. Việc cứ cố đếm các sợi chỉ qua một lăng kính lúp có thể khiến bạn trở nên thật buồn cười.
Vì thế, chúng tôi sẽ tổng hợp các điểm khác biệt của satin và sateen, dễ đánh giá bằng mắt thường như sau. Bảng so sánh này cũng giúp bạn có thể chọn được loại vải phù hợp với mình.
Nhìn chung, satin phù hợp nhất với sự sang trọng, lịch lãm, tinh tế và chúng đắt tiền. Vải lụa satin thì đặc biệt không thể chịu được tác động mạnh, cần sự nhẹ nhàng tối đa khi giặt giũ. Còn sateen thì bền, hoạt động tốt trong tình huống phải giặt giữ thường xuyên. Tuy nhiên, chúng lại không có được độ sáng bóng như satin.
Sự khác biệt giữa satin và sateen là do cách dệt và thành phần sợi. Mỗi cái đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Vì thế, tùy thuộc vào mục đích sử dụng, khả năng chăm sóc và khả năng chi trả mà bạn sẽ quyết định được nên sở hữu sản phẩm nào.
Để trải nghiệm trực tiếp và mua sắm các sản phẩm satin, sateen, kể cả chăn ga gối từ vải lụa satin và các món chăn ga gối đệm khác, quý khách có thể ghé đến hệ thống cửa hàng của chúng tôi vào tất cả các ngày trong tuần.
Mọi phản hồi, thắc mắc cần hỗ trợ hay đặt hàng, xin quý khách vui lòng liên hệ theo hotline: 0962 701 701 - 0981 212 212 - 1800 6250 (Miễn phí).
Thu Trang
Quang Đức
Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.