Hotline : 0981 212 212 - 1800 6250 Từ 8h00 - 22h00 (T2 - CN)
Showroom

Dunlopillo Nguyễn Trãi

ĐC: 113 Nguyễn Trãi, Thượng Đình, Thanh Xuân, HN (Đối diện Royal City) Điện thoại: 024 6684 5405 Hotline: 0962.038.038

Dunlopillo Hồ Tùng Mậu

ĐC: Số 326 Hồ Tùng Mậu, Phường Phú Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội Điện thoại: 0975.701.701

Dunlopillo Hà Đông

ĐC: Số 744 Quang Trung, Phú La, Hà Đông, Hà Nội Hotline: 0981.242.692

Dunlopillo Tây Hồ

ĐC: Số 224 Võ Chí Công, P.Xuân La, Q.Tây Hồ, Hà Nội Hotline: 0976.604.676

Dunlopillo Long Biên

ĐC: 566B Nguyễn Văn Cừ - P.Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội Hotline: 0988 783 518

Dunlopillo Vĩnh Tuy

ĐC: Số 102 đường Đàm Quang Trung, P.Long Biên, Q.Long Biên, Hà Nội Hotline: 0968.307.488

Dunlopillo Giải Phóng

ĐC: Số 807E Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội Hotline: 0246.2782.335 Hotline: 0974.193.888

Dunlopillo Thái Bình

ĐC: 56-58 Quang Trung, Tp Thái Bình, T.Thái Bình Điện thoại: 0227.6539.888 Hotline: 0963.168.909

Dunlopillo TP.HCM

ĐC: 349 Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân Bình, TP. HCM (ngay ngã 3 Bình Giã) Điện thoại: 08 38 494 767 Hotline: 0918 901 777

Dunlopillo Bắc Giang

ĐC: 308 Lê Lợi, P Hoàng Văn Thụ, Tp Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang Điện thoại: 0981.515.519

Dunlopillo Ninh Bình

ĐC: Số 880 Nguyễn Công Trứ, Phường Ninh Sơn, Tp Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình Điện thoại: 0977.460.366

Dunlopillo Hải Phòng

ĐC: 15 Võ Nguyên Giáp, P Kênh Dương, Q Lê Chân, Tp Hải Phòng Điện thoại: 0961.715.711

Hướng dẫn chọn nệm cho chứng vẹo cột sống

12-06-2023, 11:29 am 715

Chứng vẹo cột sống gây lên các điểm đau nhức dọc vùng lưng, gián tiếp làm bạn khó ngủ ngon. Khi này, một tấm nệm cho chứng vẹo cột sống là giải pháp hoàn hảo nhất. 

Khoảng 2-32% số người trưởng thành mắc chứng vẹo cột sống, tình trạng đặc trưng bởi độ cong không tự nhiên của cột sống. Chứng vẹo cột sống có thể gây áp lực lên các điểm đau nhức ở vùng dọc cột sống. Điều này có thể gián tiếp khiến bạn khó ngủ ngon. Mặc dù nệm không thể chữa khỏi chứng vẹo cột sống, nhưng chúng cung cấp sự hỗ trợ đầy đủ, cải thiện liên kết cột sống và giảm bớt áp lực khi cần thiết. Điều này đảm bảo những người bị vẹo cột sống có được giấc ngủ chất lượng cao.

Thật may là việc chọn một tấm nệm phù hợp với chứng vẹo cột sống không phải điều khó khăn. Cùng tìm hiểu những yếu tố quan trọng nhất cần ưu tiên để giúp bạn thu hẹp phạm vi tìm kiếm của mình.

Cách chọn nệm cho chứng vẹo cột sống

  Giá cả

Giá nệm khác nhau tùy thuộc vào vật liệu và cấu tạo nệm. Tin tốt là nệm memory foam, loại nệm phù hợp cho hầu hết người bị vẹo cột sống, có mức giá thấp hơn các vật liệu khác. Bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho công nghệ làm mát hoặc các tính năng khác để tối ưu hiệu suất cho giấc ngủ.

  Vật liệu chất lượng

Tất cả các loại nệm cuối cùng đều chảy xệ, xuất hiện các vết lõm vĩnh viễn, từ đó mất đi sự hỗ trợ và giảm áp lực cần thiết. Nệm được làm từ vật liệu chất lượng cao như lớp foam dày hơn hoặc số lượng lò xo nhiều hơn, sẽ tồn tại lâu hơn trước khi cần phải thay thế. Nếu định sử dụng nệm trong nhiều năm tới, bạn nên đầu tư vào mẫu chất lượng tốt hơn.

  Độ cứng mềm

Mỗi người phù hợp với độ cứng mềm khác nhau, chủ yếu được xác định bởi loại cơ thể, tư thế ngủ ưa thích và sở thích cá nhân. Nệm quá cứng gây ra các điểm áp lực không thoải mái, trong khi nệm quá mềm không thể nâng đỡ đầy đủ cho phần lưng.

  Giảm áp lực

Tùy thuộc vào tư thế ngủ và loại vẹo cột sống mắc phải, bạn có thể cảm thấy các điểm áp lực không thoải mái khi một số bộ phận cơ thể nhô ra khỏi đệm. Các vật liệu nương theo từng đường cong cơ thể như memory foam hoặc cao su giảm căng thẳng hiệu quả cho những điểm áp lực này.

  Hỗ trợ cạnh

Khả năng hỗ trợ cạnh viền rất quan trọng đối với những người gặp khó khăn khi lên xuống giường hoặc những người thích dành thời gian ngồi ở mép giường. Nệm dễ nén xung quanh các cạnh cũng làm giảm diện tích sử dụng khi ngủ chung giường với ai đó. Nệm đa tầng với lò xo bên trong thường hỗ trợ các cạnh tốt nhất.

  Nương theo đường cong cơ thể

Một số chất liệu ôm sát cơ thể hơn  và cho phép bộ phận nặng như vai hông chìm sâu hơn. Điều này làm giảm áp lực cho các khu vực này và cải thiện liên kết cột sống ở một số người. Tuy nhiên, nệm ôm sát cơ thể cũng hạn chế chuyển động hơn, vì vậy chúng không dành cho tất cả mọi người.

  Điều chỉnh nhiệt độ

Nệm đa tầng và nệm cao su tạo ra khoảng trống cho luồng khí lưu thông, ngăn tích tụ nhiệt. Ngược lại, nệm memory foam và nệm PU foam hấp thụ nhiệt nhiều hơn, từ đó tạo nên bề mặt ấm áp khó chịu. Nếu bạn dễ bị nóng bức, hãy tìm một chiếc nệm làm từ vật liệu thoáng khí tự nhiên hoặc làm mát tốt, chẳng hạn như vật liệu chuyển pha.

  Dễ di chuyển

Khả năng hỗ trợ di chuyển rất quan trọng với người hay thay đổi tư thế ngủ, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ tình dục. Nếu bạn coi trọng yếu tố này, hãy tìm đến nệm cao su hoặc nệm đa tầng. Những chiếc nệm này có độ nảy tự nhiên và không khiến bạn cảm thấy mắc kẹt trên giường. Lưu ý là những chiếc nệm này có bề mặt nhạy cảm, có xu hướng lan truyền chuyển động tốt. Điều đó sẽ trở thành vấn đề nếu bạn ngủ nông và nằm chung giường.

  Loại nệm

Vật liệu và kết cấu nệm ảnh hưởng đáng kể đến các yếu tố như độ ôm sát cơ thể, độ đàn hồi, hỗ trợ cạnh viền và điều chỉnh nhiệt độ. Việc nắm được những tính năng này sẽ giúp bạn thu hẹp phạm vi tìm kiếm vào một loại nệm cụ thể.

Loại nệm tốt nhất cho chứng vẹo cột sống

Phần lớn các loại nệm được bán hiện nay là đa tầng, lò xo, cao su, bông ép và foam. Bởi vì chúng có cấu tạo tương tự, nên hiệu suất và cảm giác các loại nệm sẽ giống nhau ở mức độ nào đó. Điều đó có nghĩa chúng khác nhau tùy vào chất lượng vật liệu và cấu tạo chính xác của từng mẫu sản phẩm riêng lẻ. Vì vậy, loại nệm tốt nhất cho chứng vẹo cột sống phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của người sử dụng.  

  Nệm bông ép

Định nghĩa: Nệm bông ép có phần lõi hỗ trợ làm từ các sợi polyester nén chặt theo cả chiều dọc và chiều ngang. Nệm bông ép truyền thống khá cứng, phù hợp với thói quen nằm của hầu hết người Việt. Bằng cách thêm các lớp mềm như cao su, foam, các nhà sản xuất đã điều chỉnh độ cứng của dòng nệm này.

Điểm nổi bật: Thiết kế tiện dụng và giá cả phải chăng là 2 ưu điểm tuyệt vời của nệm bông ép. Bề mặt cứng không khiến người vẹo cột sống lún sâu xuống, tạo cảm giác đau nhức khi họ đổi tư thế hoặc đau ở các vùng khác.

  Nệm đa tầng

Định nghĩa: Nệm đa tầng có lõi lò xo hỗ trợ bên trong và lớp tiện nghi tạo cảm giác thoải mái đáng kể. Các lớp mềm này làm từ foam, memory foam, cao su tự nhiên, bông, len và các vật liệu khác. Các cuộn dây trong nệm thường là lò xo túi.

Điểm nổi bật: Sự kết hợp tuyệt vời giữa các vật liệu. Nệm đa tầng được xác định bởi các tính năng cân bằng của chúng. Các lớp thoải mái bổ sung khả năng giảm áp lực và cách ly chuyển động, trong khi các cuộn dây góp phần hỗ trợ cạnh viền, cung cấp độ bật nảy, trung hòa nhiệt độ và hỗ trợ tổng thể. Điều này giúp chúng trở nên lý tưởng cho những người bị đau nhức nhưng cần nệm hỗ trợ thêm.

  Nệm lò xo

Định nghĩa: Được làm từ lõi lò xo hỗ trợ và đôi khi thêm lớp đệm rất mỏng, nệm lò xo đã cách mạng hóa ngành sản xuất đồ nội thất nghỉ dưỡng vào cuối những năm 1800. Chúng vẫn là mẫu nệm phổ biến nhất trong nhiều thập kỷ. Chúng đang giảm dần mức độ phổ biến, khi mọi người bắt đầu khám phá các lựa chọn với các lớp tiện nghi dày hơn.

Điểm nổi bật: Giá rẻ và hỗ trợ. Nệm lò xo trong cung cấp hệ thống hỗ trợ vững chắc và luồng không khí tốt, đây là điểm khởi đầu hoàn hảo nhưng thường không đủ êm đối với người bị vẹo cột sống. Đối với một chiếc nệm phải chăng, những người muốn giảm thêm áp lực có thể mua topper làm từ chất liệu yêu thích.  

  Nệm cao su

Định nghĩa: Được làm từ chất màu trắng đục của cây cao su, mủ thiên nhiên có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Nệm cao su tận dụng tính linh hoạt này, kết hợp các loại cao su khác nhau trong lõi hỗ trợ và các lớp tiện nghi. Ngoài ra, nệm cao su tổng hợp có mức giá phải chăng hơn.

Điểm nổi bật: Nương theo đường cong cơ thể. Mủ cao su giúp giảm áp lực mà không ôm sát cơ thể. Bề mặt đàn hồi của nệm giúp phân bổ trọng lượng cơ thể, đồng thời cho phép người ngủ chuyển đổi tư thế dễ dàng.

  Nệm foam

Định nghĩa: Nệm foam không chứa các cuộn dây kim loại mà thay bằng lớp foam nền mật độ cao. Các lớp tiện nghi được làm từ memory foam, PU foam, cao su, đôi khi là các vật liệu mềm mại như bông, len...

Điểm nổi bật: Ôm sát cơ thể. Trong tất cả các loại hình, nệm foam ôm theo đường viền cơ thể tốt nhất. Điều này đặc biệt đúng với memory foam nhằm giảm bớt các điểm áp lực và khuyến khích liên kết cột sống tự nhiên.

Vẹo cột sống ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Vẹo cột sống xảy ra khi cột sống cong bất thường sang một bên với hệ số ít nhất 10 độ. Nhìn vào cột sống từ phía sau, điều này tạo ra một đường cong hình chữ C hoặc chữ S.

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân của chứng vẹo cột sống chưa được chỉ ra, mặc dù một số trường hợp có liên quan đến bệnh bại não, loạn dưỡng cơ hoặc các vấn đề tạo thành xương khớp trước khi em bé chào đời. Vẹo cột sống dường như là do di truyền và thường nghiêm trọng hơn ở phụ nữ. Mặc dù các dấu hiệu của chứng vẹo cột sống thường xuất hiện ngay trước tuổi dậy thì nhưng nó đôi khi cũng xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Một số người trưởng thành bị vẹo cột sống sau này do hao mòn cột sống.  

Tình trạng này biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào loại vẹo cột sống và mức độ nghiêm trọng. Các dấu hiệu phổ biến của chứng vẹo cột sống bao gồm vai hoặc hông không đều, dáng đi lệch lạc, tư thế xấu, quần áo treo không đẹp, xương sườn hoặc xương bả vai nhô ra ở một bên. Một số bé nhìn thấy rõ đường cong ở vùng cột sống.

Việc đeo nẹp lưng ở thời niên thiếu giúp làm chậm quá trình cong vẹo cột sống cho đến khi người đó trưởng thành. Hiếm gặp hơn, một số người còn dùng đến phẫu thuật để điều chỉnh độ cong.

Khoảng 40% thanh thiếu niên vẹo cột sống bị đau lưng mãn tính có thể mất ngủ và buồn ngủ vào ban ngày. Ngay cả khi không gây đau nhức, nó có thể tạo nên các đường cong không tự nhiên trên cơ thể, ảnh hưởng đến cách bạn tương tác với đệm, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và ngủ không ngon giấc. Trẻ em hoặc thanh thiếu niên đeo nẹp có thể chịu thêm các điểm áp lực, nên khó tìm được tư thế thoải mái về ban đêm.

Có nhiều bằng chứng cho thấy nằm trên đường cong lồng ngực có thể gây khó thở, khiến người mắc thường xuyên thức giấc về đêm. Thuốc giảm đau cũng cản trở giấc ngủ và các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mọi người có thể mất ngủ tối đa 6 tháng sau khi phẫu thuật vẹo cột sống.

Những người bị chứng vẹo cột sống sẽ khó khó ngủ lại sau khi thức dậy vào ban đêm. Giống như nhiều người ngủ bị đau mãn tính, chu kỳ này có thể trở nên trầm trọng hơn do lo lắng và trầm cảm từ chứng vẹo cột sống gây ra. Việc thực hành vệ sinh giấc ngủ đúng cách và sử dụng nệm cách ly chuyển động giúp giảm thiểu sự gián đoạn này.

Chứng vẹo cột sống tạo ra những thay đổi quan trọng trong cấu trúc cơ thể bạn. Vì vậy, điều quan trọng là phải chọn một tấm nệm hỗ trợ chắc chắn cho cột sống, giảm thiểu các điểm áp lực ở vai, hông hoặc các bộ phận khác bị ảnh hưởng bởi đường cong cột sống. Nhiều người bệnh nhận thấy rằng bề mặt cứng mang lại sự cân bằng giữa hỗ trợ và giảm áp lực tốt nhất. Số khác lại thích thiết kế nệm phân vùng cung cấp sự hỗ trợ và giảm áp lực theo mục tiêu cụ thể.

“Giấc ngủ và cơn đau có mối quan hệ hai chiều. Dữ liệu hiện tại cho thấy tác động của giấc ngủ đối với cơn đau có thể mạnh hơn tác động của cơn đau đối với giấc ngủ. Việc tập trung vào hiệu quả cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp giảm thiểu mức độ đau nhức tổng thể cho bạn.”

– Sarah Silverman, Psy.D., nhà tâm lý học được cấp phép và chuyên gia tư vấn sức khỏe giấc ngủ toàn diện, điều trị cho các bệnh nhân ở New York và Florida.

 

Tư thế ngủ ảnh hưởng đến người bị bị vẹo cột sống thế nào?

Khi chọn độ cứng nệm, hãy nhớ rằng mỗi tư thế ngủ gây căng thẳng cho các bộ phận cơ thể khác nhau. Điều này tác động lớn hơn ở những người bị vẹo cột sống, đặc biệt là những người có hông, vai hoặc lồng ngực không đối xứng.

Thông thường, các bác sĩ khuyên những người bị chứng vẹo cột sống nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ. Những vị trí này ít gây căng thẳng cho cột sống, ít có khả năng gây đau lưng và các điểm áp lực.

  Nằm ngửa

Nằm ngửa khi ngủ được coi là tư thế lành mạnh nhất vì nó khuyến khích liên kết cột sống tự nhiên. Nó cũng giúp phân bổ trọng lượng cơ thể, tránh các điểm áp lực xảy ra trên các bộ phận cơ thể nặng hơn như hông, vai...

Những người nằm ngửa bị vẹo cột sống nên chọn một tấm nệm đủ chắc chắn để giữ cột sống trên mặt phẳng, nhưng cũng đủ mềm để giải tỏa áp lực. Đối với hầu hết những người ngủ, một tấm nệm cứng vừa là điều tốt nhất, mặc dù lựa chọn phù hợp phục thuộc vào loại cơ thể của bạn.

Bên cạnh đó, bạn có thể kê một chiếc gối dưới vùng thắt lưng hoặc vai để giảm áp lực cho những vùng nhạy cảm.

Bạn có thể thấy rằng kê một chiếc gối bên dưới vùng thắt lưng hoặc vai có thể giúp giảm áp lực cho những vùng nhạy cảm.

  Nằm nghiêng

Tùy thuộc vào loại vẹo cột sống, bạn có thể nên hoặc không nên nằm nghiêng. Những người có hông và vai bị lệch sẽ cảm thấy khó chịu khi nằm nghiêng.

Nệm quá mềm khiến phần hông lún sâu, từ đó cản trở liên kết cột sống. Mặt khác, một tấm nệm không cho phép hông và vai chìm đủ sâu lại tạo nên các điểm áp lực ở những khu vực này, từ đó góp phần gây đau lưng tại khu vực hông giao với cột sống. Giải pháp tốt nhất là tìm một tấm nệm ôm vừa đủ để ổn định hông và vai một cách tự nhiên.

Những người nằm nghiêng có thể đặt 1 chiếc gối giữa 2 đầu gối để giữ vùng hông thẳng hàng. Nhiều người bị vẹo cột sống có thể chèn 1 chiếc gối dưới lồng ngực để giữ cột sống ở vị trí khỏe mạnh hơn.

“Những người nằm nghiêng thường cần một chiếc gối cao để hỗ trợ và lấp đầy khoảng trống bên dưới đầu và cổ, đồng thời thúc đẩy liên kết cột sống thích hợp. Sự trợ giúp của gối giữ phần cho đầu cổ thẳng hàng khoảng 30 độ, từ đó đường thở luôn thông thoáng suốt đêm, cho phép không khí đi từ mũi đến phổi mà không bị tắc nghẽn.”

– Sarah Silverman, Psy.D., nhà tâm lý học được cấp phép và chuyên gia tư vấn sức khỏe giấc ngủ toàn diện, điều trị cho các bệnh nhân ở New York và Florida.

 

  Nằm sấp

Hầu hết các bác sĩ khuyên bạn không nên nằm sấp khi ngủ nếu bị vẹo cột sống. Vị trí này khiến hông chìm xuống dưới và uốn cong cổ ở góc độ không tự nhiên, có thể gây căng thẳng cho cột sống. Hầu hết người nằm sấp phù hợp với một tấm nệm cứng và một chiếc gối phẳng, giữ cho hông thẳng hàng với phần còn lại của cơ thể, nhờ đó không buộc cổ phải vặn vẹo nhiều.

  Hay thay đổi tư thế

Những người thường xuyên chuyển đổi tư thế nằm yêu thích tấm nệm đàn hồi nhanh hơn, chẳng hạn như nệm cao su hoặc nệm đa tầng. “Độ nảy” bổ sung giúp bạn di chuyển xung quanh dễ dàng hơn và mang lại lợi ích gấp đôi cho người bị đau nhức khi ở cùng một vị trí quá lâu.

Khi chọn một tấm nệm mới, điều quan trọng là không chỉ xem xét tư thế ngủ thông thường mà còn cả loại cơ thể của bạn. Những người hơn 100kg sẽ gây thêm áp lực lên đệm. Những người ngủ này cần một tấm đệm cứng và hỗ trợ nhiều hơn để giữ cho các vùng cơ thể nặng không bị lún quá sâu, tránh làm lệch cột sống.

Ngược lại, những người nặng dưới 100kg được hưởng lợi từ một tấm đệm êm ái hơn. Điều này làm giảm các điểm áp lực, trong khi cho phép hông và vai chìm xuống vừa đủ để căn chỉnh cột sống phù hợp.

Lưu ý khác khi mua nệm cho chứng vẹo cột sống

Những bổ sung cần xem xét khi mua nệm bao gồm giá cả, gối đi kèm, dịch vụ nằm thử và bảo hành.

  Mua nệm cho chứng vẹo cột sống có đắt không?

Tin tốt cho những người bị vẹo cột sống là nệm đa tầng có giá cả phải chăng và đây thường là sản phẩm được khuyên dùng cho bệnh nhân cong vẹo cột sống. Nhưng nếu giá nệm quá đắt, bạn cũng có thể cân nhắc mua topper. Điều này không những khắc phục tình trạng chảy xệ mà còn ôm sát cơ thể hơn để giảm bớt áp lực.

  Tôi cần đầu tư bao nhiêu cho nệm?

Giá trung bình của một tấm nệm tốt bắt đầu từ khoảng 3 triệu đồng và có thể lên tới hàng chục triệu đồng tùy thuộc loại, tính năng sản phẩm. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm thấy các ưu đãi tốt nhất cho sản phẩm mới ra mắt hoặc giảm giá theo mùa.

  Chọn gối ngủ phù hợp

Những chiếc gối tốt nhất giúp hỗ trợ liên kết cột sống. Gối quá thấp hoặc quá cao không thể giữ được đầu, cổ và cột sống thẳng hàng. Những người nằm nghiêng nên chọn một chiếc gối cao bằng khoảng cách giữa tai và đầu vai, và những người nằm ngửa cần một chiếc gối mỏng hơn chút để hỗ trợ cổ mà không bị bẻ cong quá nhiều. Những người nằm sấp thường cần một chiếc gối phẳng hơn, hoặc đôi khi không cần nằm gối.

Một số người bị vẹo cột sống giảm áp lực bằng cách nhét thêm 1 chiếc gối vào giữa 2 đầu gối khi nằm nghiêng, dưới vùng thắt lưng hoặc bả vai khi nằm ngửa, hoặc dưới hông khi nằm sấp.

  Bảo hành nệm và các chính sách khác

Các cửa hàng nệm thường cung cấp dịch vụ nằm thử tại chỗ. Điều này cho phép cơ thể bạn được trải nghiệm cảm giác nằm trực tiếp lên nệm, từ đó bỏ qua nếu phát hiện bản thân không phù hợp.  

Dù bạn đặt mua theo phương thức nào, nhiều cửa hàng vẫn có chính sách miễn phí vận chuyển trong nội thành. Các cư dân ở ngoại thành hoặc tỉnh khác thường phải trả thêm phí giao hàng.

Nệm cũng phải được bảo hành khi có lỗi sản xuất và vận chuyển. Điều khoản có thể bao gồm các vết lõm trên nệm hạn chế khả năng giảm áp lực và hỗ trợ. Nệm bị võng sớm làm trầm trọng thêm cơn đau do chứng vẹo cột sống, vì vậy bạn nên tìm kiếm bảo hành kéo dài ít nhất 10 năm.

Câu hỏi thường gặp

Tư thế ngủ tốt nhất cho người bị vẹo cột sống là gì?

Bệnh nhân mắc chứng này có phần cột sống bất thường bị xoay và cong sang một bên. Vẹo cột sống là một tình trạng đau đớn khiến bạn phải ngủ ở tư thế tốt nhất.

Tư thế ngủ tốt nhất cho người bị cong vẹo cột sống là nằm ngửa. Dáng nằm này giúp tăng cường sức khỏe cột sống, đảm bảo liên kết và hỗ trợ các đường cong cột sống khỏe mạnh. Ngoài ra, tư thế nằm ngửa khi ngủ giúp phân bổ trọng lượng cơ thể đồng đều mà không gây thêm bất kỳ căng thẳng hay áp lực nào cho cột sống.

Tư thế ngủ có ảnh hưởng đến chứng vẹo cột sống không?

Tư thế ngủ có ảnh hưởng lớn đến bệnh nhân cong vẹo cột sống. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cột sống. Một tư thế ngủ hoàn hảo giúp căn chỉnh các đường cong bất thường do chứng vẹo cột sống.

Loại nệm nào là tốt nhất cho người bị vẹo cột sống?

Nếu bạn ngủ trên một tấm nệm cũ, không có khả năng hỗ trợ, nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau đớn của chứng vẹo cột sống. Nệm mềm nghe có vẻ hấp dẫn. Tuy nhiên, loại nệm lý tưởng từ trung bình đến cứng vừa sẽ hỗ trợ cho cột sống tốt nhất ở tư thế trung lập, đặc biệt đối với bệnh nhân vẹo cột sống.

Ngủ không kê gối có tốt cho chứng vẹo cột sống không?

Gối là phụ kiện tuyệt vời cho mọi loại tư thế ngủ. Những chiếc gối này giữ cho cột sống thẳng hàng và mang lại sự thoải mái suốt đêm. Bạn cũng nên tránh chồng gối lên nhau để tránh gia tăng các triệu chứng đau cổ và lưng.

Những người hay nằm nghiêng có thể kê gối ở giữa 2 đầu gối để giữ tư thế cột sống trung lập. Đối với người nằm ngửa và nằm sấp, bạn gối thấp hơn.

Nệm đa tầng có tốt cho chứng vẹo cột sống không?

Nệm đa tầng rất tốt cho bệnh nhân vẹo cột sống. Ngoài nệm đa tầng, hãy chọn những tấm topper. Chúng là giải pháp hoàn hảo cho người bệnh, giữ cho cột sống thẳng hàng.

Nệm mềm có tốt cho chứng vẹo cột sống không?

Nệm mềm không phải là một lựa chọn tuyệt vời cho chứng vẹo cột sống. Nệm có độ cứng vừa phải là lựa chọn hoàn hảo để nâng đỡ cơ thể bạn thoải mái suốt đêm. Những tấm nệm này giúp giảm bớt cảm giác khó chịu và đau đớn bằng cách điều chỉnh đường cong cột sống.

Kết luận

Nệm chính là món đồ cơ bản nhất hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ và đem lại giấc ngủ ngon ngay tại nhà. Chúng tôi luôn khuyên người bị vẹo cột sống tìm đến tấm nệm cân bằng giữa việc giải tỏa các điểm đau nhức dọc vùng lưng và hỗ trợ mạnh mẽ như Dunlopillo. Hệ thống lớp tiện nghi thoải mái từ foam dày, cao su và lò xo đảm bảo người bệnh luôn cảm thấy thoải mái, nâng đỡ suốt đêm dài.

Thiết kế đa tầng hiện đại của nệm Dunlopillo sẽ nương theo từng đường cong tiếp xúc, đáp ứng nhu cầu cụ thể của mọi đối tượng sử dụng. Đồng thời, các công nghệ hiện đại như vải sinh học, tia hồng ngoại xa, nano bạc kháng khuẩn còn đem lại hàng loạt lợi ích ấn tượng vượt xa mọi tấm đệm truyền thống. Hãy để chúng tôi giúp bạn cải thiện cả chất lượng giấc ngủ và cuộc sống của bạn!

Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được lựa chọn giấc ngủ lý tưởng nhất. Để được tư vấn và đặt mua nệm Dunlopillo, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ cửa hàng dunlopillokhuyenmai.com gần nhất.

By Ngọc Nguyễn

Đánh giá0 đánh giá về Hướng dẫn chọn nệm cho chứng vẹo cột sống

Mời bạn gửi đánh giá về bài viết

Gửi đánh giá

Quang Đức

Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.

Xem thêm các đánh giá khác

Bình luận

avatar
x
15 phương pháp bảo vệ nệm lâu dài
15 phương pháp bảo vệ nệm lâu dài
15-04-2023, 4:19 pm     553
Cho dù bạn mới mua hay dự định mua, nệm luôn là khoản đầu tư đáng được bảo vệ. Dưới đây là các phương pháp bảo vệ nệm đảm bảo chất lượng nghỉ ngơi tốt nhất.
Hướng dẫn lựa chọn nệm cao cấp cho giới nhà giàu
Hướng dẫn lựa chọn nệm cao cấp cho giới nhà giàu
29-03-2023, 5:12 pm     516
Một đêm ngon giấc là điều cần thiết cho sức khỏe và tinh thần của bạn. Không có cách nào tốt hơn giúp bạn tận dụng tối đa giấc ngủ bằng một tấm nệm cao cấp.
Hướng dẫn chọn mua đệm cách ly chuyển động
Hướng dẫn chọn mua đệm cách ly chuyển động
29-12-2022, 3:15 pm     1053
Nếu bạn đã từng phải vật lộn để ngủ cạnh ai đó, một tấm đệm cách ly chuyển động tuyệt vời là điều cần thiết khi này. Vậy đâu là loại đệm phù hợp nhất với nhu cầu của bạn?
Facebook
Youtube Xem thêm video tại kênh Youtube youtube