Hotline : 0981 212 212 - 1800 6250 Từ 8h00 - 22h00 (T2 - CN)
Showroom

Dunlopillo Nguyễn Trãi

ĐC: 113 Nguyễn Trãi, Thượng Đình, Thanh Xuân, HN (Đối diện Royal City) Điện thoại: 024 6684 5405 Hotline: 0962.038.038

Dunlopillo Hồ Tùng Mậu

ĐC: Số 326 Hồ Tùng Mậu, Phường Phú Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội Điện thoại: 0975.701.701

Dunlopillo Hà Đông

ĐC: Số 744 Quang Trung, Phú La, Hà Đông, Hà Nội Hotline: 0981.242.692

Dunlopillo Tây Hồ

ĐC: Số 224 Võ Chí Công, P.Xuân La, Q.Tây Hồ, Hà Nội Hotline: 0976.604.676

Dunlopillo Long Biên

ĐC: 566B Nguyễn Văn Cừ - P.Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội Hotline: 0988 783 518

Dunlopillo Vĩnh Tuy

ĐC: Số 102 đường Đàm Quang Trung, P.Long Biên, Q.Long Biên, Hà Nội Hotline: 0968.307.488

Dunlopillo Giải Phóng

ĐC: Số 807E Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội Hotline: 0246.2782.335 Hotline: 0974.193.888

Dunlopillo Thái Bình

ĐC: 56-58 Quang Trung, Tp Thái Bình, T.Thái Bình Điện thoại: 0227.6539.888 Hotline: 0963.168.909

Dunlopillo TP.HCM

ĐC: 349 Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân Bình, TP. HCM (ngay ngã 3 Bình Giã) Điện thoại: 08 38 494 767 Hotline: 0918 901 777

Dunlopillo Bắc Giang

ĐC: 308 Lê Lợi, P Hoàng Văn Thụ, Tp Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang Điện thoại: 0981.515.519

Dunlopillo Ninh Bình

ĐC: Số 880 Nguyễn Công Trứ, Phường Ninh Sơn, Tp Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình Điện thoại: 0977.460.366

Dunlopillo Hải Phòng

ĐC: 15 Võ Nguyên Giáp, P Kênh Dương, Q Lê Chân, Tp Hải Phòng Điện thoại: 0961.715.711

Cách phòng chống té ngã cho người cao tuổi trong phong phòng ngủ

16-04-2024, 4:01 pm 379

Việc té ngã gây tốn kém và thực sự nguy hiểm. Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC), chi phí hàng năm là 50 tỷ USD cho các sự cố không gây tử vong và 754 triệu USD cho các sự cố gây tử vong ở người lớn trên 65 tuổi. Con số này chỉ nói đến hiệu quả kinh tế, chưa phản ánh nỗi đau về thể xác và những khó khăn mà nạn nhân bị ngã và những người chăm sóc họ phải đối mặt. Tuy nhiên, một tin tốt là ngã có thể phòng ngừa được.

Mặc dù té ngã có thể xảy ra ở mọi nơi nhưng chúng tôi muốn tập trung vào những trường hợp xảy ra trong nhà, đặc biệt là phòng ngủ. Chúng ta sử dụng 1/3 cuộc đời cho giấc ngủ hoặc đang cố gắng ngủ. Vì vậy, bạn nên ưu tiên căn phòng này khi đang cố gắng giảm thiểu nguy cơ té ngã.

Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể thực hiện ngay bây giờ để bảo vệ những người thân yêu và giảm nguy cơ bị ngã, nhất là với người cao tuổi.

Phòng ngừa té ngã là gì?

Bất kỳ hành động nào bạn thực hiện để giảm thiểu nguy cơ té ngã do tai nạn đều được coi là phòng ngừa té ngã. Chúng ta thường gắn liền vấn đề này với người lớn tuổi, nhưng bất kỳ ai vận động khó khăn hoặc tình trạng thần kinh ảnh hưởng đến sức mạnh, sự cân bằng đều cần được phòng tránh.  

Các phương pháp phòng chống té ngã không nhất thiết phải tốn kém, hay buộc bạn phải sửa sang toàn bộ nhà ở. Phần lớn việc ngăn ngừa té ngã nằm ở cấp độ cá nhân, từ gia tăng khả năng giữ thăng bằng cho đến xác định hạn chế về mặt thể chất

Người cao tuổi phải đối mặt với nguy cơ sức khỏe liên quan đến té ngã nhiều hơn so với người trẻ tuổi. Trên thực tế, đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người trên 65 tuổi. Do đó, phòng ngừa té ngã là cách hiệu quả nhất để giảm tử vong do tai nạn ở người cao tuổi.

Điều gì khiến người cao tuổi bị ngã?

Người cao tuổi té ngã bởi nhiều lý do. Họ có thể ngã vì những lý do như dọn dẹp nhà cửa, chiến đấu với bệnh tật... Tuổi tác mang đến những thách thức mới về thể chất, bao gồm giảm sức mạnh, tính linh hoạt, khả năng giữ thăng bằng, thậm chí cả thị lực. Do đó, người cao tuổi cần được hỗ trợ để tránh một số tình huống té ngã thường gặp.  

Thị lực và thính giác kém đi

Phần lớn vấn đề thị lực mà người cao tuổi gặp phải liên quan đến lão hóa. Mặc dù đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD) có thể không liên quan đến tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, nhưng vẫn có nhiều vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe cụ thể. Chẳng hạn, bệnh võng mạc tiểu đường và tắc tĩnh mạch võng mạc biến chứng từ bệnh tiểu đường. Vì vậy, việc quản lý sức khỏe giúp ngăn ngừa một số vấn đề về thị lực khi chúng ta già đi.

Mất thính lực cũng xảy ra khi chúng ta già đi. Hầu hết người lớn tuổi bị mất thính lực đều do sự kết hợp giữa tiếng ồn (do môi trường) và tuổi tác (khi các bộ phận tai bị mòn hoặc không hoạt động được). Bất kể nguyên nhân là gì, sự lão hóa đều xảy ra từ từ đến khi khiến họ gặp khó khăn trong đời sống.  

Sử dụng thuốc và tác dụng phụ

Con người phản ứng với thuốc theo nhiều cách khác nhau. Dù dùng chung một loại thuốc, một người có thể phải thức đêm, song người khác lại không ảnh hưởng. Ngay cả các loại thuốc thông thường, như corticosteroid và thuốc tuyến giáp (được biết là gây cản trở giấc ngủ), cũng ảnh hưởng đến mỗi người theo cách khác nhau.

Bạn có thể giảm bớt những đêm mất ngủ bằng cách sử dụng thuốc sớm hơn trong ngày, nhưng nó không thể giải quyết mọi vấn đề. Bất kể dùng vào thời điểm nào, tác dụng phụ của thuốc đều làm giảm giấc ngủ theo thời gian, từ đó gây uể oải, thiếu tập trung. Giống như mọi độ tuổi, người cao tuổi cần được nghỉ ngơi đầy đủ.

Các loại thuốc khác có thể gây chóng mặt, suy nhược hoặc lú lẫn, đặc biệt là khi thức dậy vào ban đêm. Việc nắm được cách thuốc ảnh hưởng đến người cao tuổi có thể giúp người chăm sóc, người thân và dược sĩ lên kế hoạch cho lịch trình dùng thuốc thích hợp. Ngoài ra, họ có thể cân nhắc thay thế bằng một số loại thuốc không gây nguy hiểm khi dùng ban đêm.

Thêm vào đó, sự thiếu hụt vitamin D có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ té ngã, vì vậy bạn cũng nên hỏi bác sĩ về việc kiểm tra mức vitamin D.

Thay đổi trong môi trường ngủ

Người cao tuổi luôn đề cao tính cẩn thận để không bị ngã, từ việc phải đứng cách tủ quần áo bao xa để không bị va chân cho đến việc biết cách nhảy lên giường bao xa. Tuy nhiên, khi bất kỳ giả định nào trong số này bị thách thức thì vấn đề sẽ xảy ra. Người cao tuổi nên cố gắng giữ mọi thứ gọn gàng và ngăn nắp trong phòng ngủ. Đừng ngần ngại nhờ tới sự giúp đỡ từ quản gia hoặc gia đình để quản lý môi trường ngủ ổn định, không lộn xộn và có nguy cơ vấp ngã.

Cứng khớp buổi sáng

Việc ra khỏi giường có thể khó khăn hơn khi chúng ta già đi, đặc biệt khi cơn đau nhức hoặc cứng khớp xảy ra thường xuyên hơn. Một buổi sáng đôi khi chỉ đơn giản là đau cổ, nhưng những lần khác, lưng hoặc chân của họ lại dần trở nên khó chịu khi di chuyển. Chính điều đó khiến người cao tuổi cử động khó khăn hoặc lăn ra khỏi giường và rơi xuống đất.

Cảm giác như kim châm hoặc ngứa ran cũng xảy ra sau khi dây thần kinh bị chèn ép vào ban đêm. Những triệu chứng này có thể gây khó khăn cho việc dồn trọng lượng lên chân hoặc khiến ai đó bị ngã. Do đó, họ cần ngủ ở tư thế tốt nhất trên chiếc nệm hỗ để làm giảm một số cơn đau nhức này.

Không thể tiếp cận các thiết bị

Bạn sẽ làm gì nếu cần đứng dậy và tắt đèn? Có lẽ bạn sẽ đứng dậy và làm điều đó. Tuy nhiên, nó không còn là việc vặt với một người cao tuổi khó khăn trong di chuyển hoặc thị lực. Việc đi trong bóng tối để trở lại giường thực sự tốn nhiều công sức hơn mức cần thiết.

Thử thách tương tự này cũng xảy ra với bất kỳ thiết bị đặt xa giường, như quạt, máy điều nhiệt hoặc đồng hồ báo thức. Ngay cả máy trợ thính cũng đặt trong tầm tay người cao tuổi. Với những món đồ không thể đặt ngay cạnh giường (chẳng hạn như ổ cắm điện), hãy xem cách sử dụng công nghệ không dây để bật tắt bằng ứng dụng hoặc nút từ xa.

Đánh giá rủi ro té ngã

Biện pháp phòng tránh lý tưởng nhất là để người cao tuổi nói chuyện với bác sĩ về nguy cơ té ngã. Họ có thể thực hiện một bài kiểm tra hoặc đánh giá tại văn phòng để xem xét những lĩnh vực nào cần cải thiện. Nếu điều này không xảy ra, hãy ưu tiên phương pháp chuyên nghiệp này.   

Nếu một cú ngã xảy ra trong phòng ngủ, bạn sẽ biết mình cần làm gì ngay lập tức. Nhưng chờ đợi việc té ngại là quyết định tồi tệ so với những bài đánh giá và kế hoạch phòng trừ.

Nói chuyện với người cao tuổi về phòng chống té ngã

Nếu yêu quý một người lớn tuổi nào đó, bạn sẽ muốn những điều tốt nhất cho họ. Tuy nhiên, bạn không nên cố gắng tự mình thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa té ngã. Việc nói chuyện với họ về kế hoạch này không chỉ là tôn trọng mà còn giúp họ chủ động thực hiện để duy trì sự linh hoạt, sức mạnh và sự cân bằng - bên cạnh sự trợ giúp của bác sĩ.

Phòng chống té ngã trong phòng ngủ

Phòng ngủ thường không phải căn phòng lớn nhất trong nhà, nhưng rất quan trọng. Hãy bắt đầu với danh mục dưới đây để loại bỏ các nguy cơ té ngã tiềm ẩn.

Độ cứng và tuổi thọ nệm

Hãy đảm bảo tấm nệm còn chắc chắn, không dùng quá 6-8 năm. Nếu nệm mới hơn nhưng không đủ hỗ trợ, hãy thay mới nếu có thể. Một tấm nệm chất lượng cao giúp bạn di chuyển trên giường dễ dàng hơn, cũng như có được giấc ngủ ngon để có ngày dài cân bằng.

Người cao tuổi cũng thích ngồi xuống giường để làm những việc như mang giày, thậm chí nghỉ ngơi. Một tấm nệm chắc chắn và hỗ trợ giúp người nằm không bị trượt xuống đất. Tốt hơn hết, hãy cân nhắc đặt thêm một chiếc ghế trong phòng ngủ, nơi người cao tuổi có thể ngồi một cách dễ dàng, ổn định.

Thắp sáng

Phòng tối dễ gây nguy hiểm cho người cao tuổi muốn di chuyển vào ban đêm. Ít nhất bạn phải dễ dàng tiếp cận được các công tắc đèn mà không cần phải với hay cúi xuống. Đường đi dẫn đến giường, đồ nội thất, tủ quần áo và những không gian quan trọng khác phải được chiếu sáng đầy đủ. Hãy cân nhắc lắp đặt thêm hệ thống chiếu sáng, chẳng hạn như đèn ngủ tự phát sáng trong bóng tối.

Tay vịn đầu giường

Tay vịn là sự bổ sung đơn giản và phải chăng nhằm đảm bảo người cao tuổi dễ dàng ra khỏi giường khi muốn. Trên mẫu luôn có sẵn nhiều mẫu tay vịn, bao gồm cả loại có thể lật lên xuống dễ dàng như trong bệnh viện. Nếu người thân của bạn không thích phụ kiện này, hãy xem xét các thanh chắn giường như loại dùng cho trẻ mới biết đi và gắn vào thành giường. Chúng thường mềm hơn các phương pháp truyền thống. Bạn có thể che chúng bằng ga giường.

Nền và khung giường dưới

Người lớn tuổi không chỉ té ngã khi ra khỏi giường. Việc lên giường có thể gặp khó khăn nếu tổng thể giường quá cao. Hãy tìm những khung giường chỉ cách sàn vài chục cm hoặc chọn loại giường nền. Những thứ này không cần đến divan, thậm chí còn có thêm các ngăn kéo đựng chăn ga gối tiện lợi.

Thảm sàn

Khi nhắc đến trơn trượt, chúng ta thường nghĩ đến những tấm thảm ở sàn phòng tắm và nhà bếp, nhưng sàn phòng ngủ cũng có thể khiến bạn té ngã. Nếu sàn nhà là gạch, ván ép hoặc gỗ, hãy tìm các dải trượt chống dính giảm nguy cơ té ngã.

Hãy loại bỏ những tấm thảm nhỏ, hết khả năng chống trơn trượt, hoặc có các cạnh không bằng phẳng so với sàn. Thảm quá nhiều lông đặc biệt cồng kềnh, có thể vương vào dép hoặc giày đi trong nhà.

Xác định vị trí đặt giường

Vị trí đặt giường là lựa chọn cá nhân, nhưng khi già đi, chúng ta nên suy nghĩ về nơi an toàn nhất. Giường ở góc khuất hoặc dưới trần nghiêng gây hại nhiều hơn là có lợi. Thay vào đó, hãy tìm kiếm vị trí dễ tiếp cận, không đặt gần các bề mặt sắc nhọn hoặc không bằng phẳng, và có nhiều không gian xung quanh để di chuyển. Việc dọn giường cũng trở nên khó khăn khi chúng ta già đi. Vì vậy, hãy cân nhắc xem làm cách nào để tiếp tục công việc này với vị trí giường hiện tại.

Hãy xem xét những thứ cần phải ở trong tầm tay dễ dàng. Ví dụ, bạn nên loại bỏ bất kỳ sợi dây hoặc dây điện nào đi qua chỗ ngủ của người lớn tuổi.  

Câu hỏi thường gặp

Vấn đề té ngã ở người cao tuổi phổ biến thế nào?

Tần suất chính xác người lớn tuổi rơi khỏi giường rất khó xác định. Họ có thể báo cáo hoặc không báo cáo vấn đề này khi không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng phòng tắm và phòng ngủ là 2 nơi dễ bị ngã nhất trong nhà.

Rơi khỏi giường có gây chấn thương nghiêm trọng không?

Người cao tuổi có thể bị thương do bất kỳ kiểu ngã nào, bao gồm gãy xương, chấn thương sọ não (TBI) và mất máu. Thật không may, rơi khỏi giường không phải là nguyên nhân duy nhất gây té ngã trong phòng ngủ. Bằng các biện pháp ngăn ngừa té ngã, bao gồm tấm nệm tốt, giường thấp và phòng dễ tiếp cận, thương tích nghiêm trọng sẽ không xảy ra.

Tôi nên làm gì nếu người thân yêu của tôi bị ngã khỏi giường?

Nếu bạn hoặc một thành viên trong gia đình thấy ai bị ngã, hãy kiểm tra xem họ có bị thương hay không và giúp họ bình tĩnh lại. Đừng quên quan sát các vết bầm tím, vết cắt, gãy xương hay bất kỳ dấu hiệu chấn thương nào khác. Nếu bạn thấy điều gì đó cần được quan tâm ngay lập tức hoặc tính mạng của họ đang gặp nguy hiểm, hãy gọi 911 ngay lập tức.

Nếu người lớn tuổi không cần giúp đỡ ngay lập tức, hãy lên lịch gặp bác sĩ hoặc ghi chép lại để họ chia sẻ trong cuộc hẹn tiếp theo. Bác sĩ có thể đề nghị làm thêm các xét nghiệm bổ sung để chắc chắn không có bất kỳ chấn thương nào.

Nếu tình trạng người đó thay đổi bất cứ lúc nào sau khi ngã, hãy nhanh chóng đưa họ đến gặp chuyên gia y tế.

Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được lựa chọn giấc ngủ lý tưởng nhất. Để được tư vấn và đặt mua đệm Dunlopillo, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ cửa hàng dunlopillokhuyenmai.com gần nhất.

By Ngọc Nguyễn

Đánh giá0 đánh giá về Cách phòng chống té ngã cho người cao tuổi trong phong phòng ngủ

Mời bạn gửi đánh giá về bài viết

Gửi đánh giá

Quang Đức

Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.

Xem thêm các đánh giá khác

Bình luận

avatar
x
Thức dậy quá sớm có tốt không? Mách bạn cách khắc phục hiệu quả
Thức dậy quá sớm có tốt không? Mách bạn cách khắc phục hiệu quả
22-12-2023, 4:40 pm     521
Thức dậy quá sớm có tốt không Bài viết dưới đây dunlopillokhuyenmai.com sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này cũng như gợi ý cách khắc phục hiệu quả tình trạng trên
Giải mã nguyên nhân nằm đệm bị đau lưng và cách khắc phục
Giải mã nguyên nhân nằm đệm bị đau lưng và cách khắc phục
14-12-2023, 5:09 pm     551
Nếu bạn đang gặp tình trạng nằm đệm bị đau lưng thì xem ngay các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau lưng khi nằm đệm và cách khắc phục hiệu quả nhất nhé
Điểm danh các tư thế ngủ tăng chiều cao hiệu quả nhất cho mọi lứa tuổi
Điểm danh các tư thế ngủ tăng chiều cao hiệu quả nhất cho mọi lứa tuổi
04-12-2023, 5:00 pm     515
Để sở hữu một chiều cao lý tưởng thì hãy áp dụng ngay những tư thế ngủ tăng chiều cao và duy trì các thói quen tốt trước khi đi ngủ được gợi ý trong bài viết này
Facebook
Youtube Xem thêm video tại kênh Youtube youtube