Hotline : 0981 212 212 - 1800 6250 Từ 8h00 - 22h00 (T2 - CN)
Showroom

Dunlopillo Nguyễn Trãi

ĐC: 113 Nguyễn Trãi, Thượng Đình, Thanh Xuân, HN (Đối diện Royal City) Điện thoại: 024 6684 5405 Hotline: 0962.038.038

Dunlopillo Hồ Tùng Mậu

ĐC: Số 326 Hồ Tùng Mậu, Phường Phú Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội Điện thoại: 0975.701.701

Dunlopillo Hà Đông

ĐC: Số 744 Quang Trung, Phú La, Hà Đông, Hà Nội Hotline: 0981.242.692

Dunlopillo Tây Hồ

ĐC: Số 224 Võ Chí Công, P.Xuân La, Q.Tây Hồ, Hà Nội Hotline: 0976.604.676

Dunlopillo Long Biên

ĐC: 566B Nguyễn Văn Cừ - P.Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội Hotline: 0988 783 518

Dunlopillo Vĩnh Tuy

ĐC: Số 102 đường Đàm Quang Trung, P.Long Biên, Q.Long Biên, Hà Nội Hotline: 0968.307.488

Dunlopillo Giải Phóng

ĐC: Số 807E Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội Hotline: 0246.2782.335 Hotline: 0974.193.888

Dunlopillo Thái Bình

ĐC: 56-58 Quang Trung, Tp Thái Bình, T.Thái Bình Điện thoại: 0227.6539.888 Hotline: 0963.168.909

Dunlopillo TP.HCM

ĐC: 349 Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân Bình, TP. HCM (ngay ngã 3 Bình Giã) Điện thoại: 08 38 494 767 Hotline: 0918 901 777

Dunlopillo Bắc Giang

ĐC: 308 Lê Lợi, P Hoàng Văn Thụ, Tp Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang Điện thoại: 0981.515.519

Dunlopillo Ninh Bình

ĐC: Số 880 Nguyễn Công Trứ, Phường Ninh Sơn, Tp Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình Điện thoại: 0977.460.366

Dunlopillo Hải Phòng

ĐC: 15 Võ Nguyên Giáp, P Kênh Dương, Q Lê Chân, Tp Hải Phòng Điện thoại: 0961.715.711

Nguyên nhân và cách điều trị chứng đau xương bả vai

15-07-2021, 2:57 pm 1070

Đau xương bả vai rất phổ biến với nguyên nhân đa dạng từ nhẹ đến cấp cứu. Bài viết dưới đây sẽ thảo luận về nguyên nhân gây đau vai, các lựa chọn điều trị và cách ngăn ngừa trong tương lai.

Đau xương bả vai rất phổ biến với nguyên nhân đa dạng từ chỉnh sửa nhỏ đến tình trạng cấp cứu y tế. Đau vai đặc trưng bởi cảm giác âm ỉ, đau nhức, bỏng rát hoặc như bắn ra. Bạn cũng có thể gặp chút khó khăn khi cánh tay bị ảnh hưởng hoặc cảm giác như cơ bị kéo ra.

Thông thường, đau xương bả vai thường nhẹ và tự biến mất. Tuy nhiên, một số bệnh lý có khả năng gây đau vai mãn tính hoặc nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ thảo luận về nguyên nhân gây đau vai, các lựa chọn điều trị và cách ngăn ngừa trong tương lai.

Nguyên nhân gây đau xương bả vai

thông thường đau xương bả vai  không phải mối quan tâm lớn do có thể tự biến mất. Trong một số trường hợp hiếm hoi, cơn đau này có thể là dấu hiệu của tình trạng sức trạng sức khỏe nghiêm trọng hoặc khẩn cấp.

Đôi khi, bạn có thể bị đau do một bộ phận cơ thể khác gây ra.

  Cơ bắp căng thẳng

Căng cơ xảy ra khi các sợi cơ căng ra và rách, gây bầm tím cục bộ, sưng và đau cho vùng bị ảnh hưởng. Căng thẳng thường ảnh hưởng đến lưng, vai và chân, xảy ra khi nâng vật nặng không đúng cách. Ngoài ra, tư thế ngủ sai hoặc hoàn thành bài tập nặng nhọc cũng gây nên hiện tượng này.  

  Sử dụng quá nhiều cơ bắp

Chơi thể thao và tập thể dục có thể làm kiệt sức cơ khiến chúng đau nhức. Đau cơ thường kéo dài vài ngày và hiếm khi cần đến sự chăm sóc của bác sĩ.

  Tư thế sai lệch

Việc gập lưng, ngồi một tư thế trong thời gian dài hoặc nhìn xuống dưới thường xuyên gây căng thẳng cho cột sống và khiến các cơ bị cứng, căng, đau nhức. Tư thế sai lệch thường gặp ở người ngồi bàn học cả ngày dù đi học hay đi làm.

nguyên nhân đau xương bả vai

  Trượt đĩa đệm

Đệm sụn ở cột sống được gọi là đĩa đệm. Nó được tạo thành từ 2 phần: phần xốp mềm bên trong và phần cứng bên ngoài.

Căng thẳng hoặc chấn thương cột sống có thể khiến đĩa đệm phồng lên. Đó được gọi là thoát vị, trượt hoặc phồng đĩa đệm. Đĩa đệm bị trượt dẫn đến viêm nhiễm, dây thần kinh bị nén, tê và đau ở bàn tay, khuỷu tay và vai.

Bệnh thoái hóa đĩa đệm thường do trượt đĩa đệm. Khi bạn già đi, các đĩa đệm cột sống dần bị mài mòn, mất chất lỏng dẫn đến chấn thương.

  Vẹo cột sống

Đây là tình trạng cột sống bị cong bất thường. Nó gây ra dị tật, co thắt cơ và đau mỏi vai lưng. Nó thường nhẹ và  không cần điều trị. Tùy thuộc độ cong bạn có thể làm vật lý trị liệu hoặc đeo nẹp lưng để cải thiện.

  Chấn thương

Chấn thương cơ là chấn thương các sợi cơ và mô liên kết đo một lực tác động trực tiếp hoặc mạnh. Nó thường gây đau, viêm và bầm tím tại chỗ.

Chấn thương cơ thường liên quan đến các môn thể thao va chạm, ngã hoặc tai nạn xe cộ. Thương tích nhìn chung nhẹ mặc dù tổn thương mô nặng có thể làm tăng thời gian hồi phục.

  Cắt bỏ hoặc bệnh túi mật

Đau xương bả vai có thể là một cơn đau do cắt túi mật hoặc sỏi mật.

  Phẫu thuật nội soi

Phương pháp này thường được dùng để giảm cân, viêm tụy, viêm túi mật, phẫu thuật nội soi cắt bỏ túi mật của bạn. Triệu chứng phổ biến nhất sau phẫu thuật nội soi chính là đau vai.

  Sỏi mật

Đây là những hạt cứng được hình thành trong túi mật. Nguyên nhân của sỏi mật thường do cholesterol, canxi hoặc bilirubin trong mật có nồng độ cao. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, buồn nôn, khó tiêu và đau vai.

  Viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng đau mãn tính, giảm phạm vi chuyển động và gây cứng khớp. Tình trạng này thường xấu đi theo tuổi tác.

Viêm khớp vai xảy ra khi sụn vai bị mòn đi, đặc biệt ở khớp bóng và khớp xương. Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm khớp ở cột sống dẫn đến đau các vùng xung quanh như bả vai.

đau xương bả vai

  Thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi là khi cục máu đông từ chân di chuyển lên phổi. Các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch phổi, gây khó thở và đau bả vai đột ngột. Nếu bạn đang gặp triệu chứng này, hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất.

  Đau tim

Đau vai là dấu hiệu của đau tim, đặc biệt là phụ nữ. Nếu đang đau tim, bạn có thể bị khó thở hoặc đau ngực. Nếu những triệu chứng này xảy ra cùng lúc, bạn nên nhờ tới y tế can thiệp ngay lập tức.

  Rách động mạch chủ

Khi mạch máu kết nối với tim bị vỡ hoặc rách, nó sẽ gây đau nhói ở lưng trên và vai, khó thở, chóng mặt. Rách động mạch chủ hoàn toàn có thể gây chết người nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng này. Hãy liên hệ bác sĩ hoặc bệnh viện ngay lập tức nhé.

  Ung thư

Một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư phổi cũng gây đau nhức bả vai. Ung thư vú có thể di căn đến xương, đặc biệt là cổ và cột sống, đồng thời gây đau giữa 2 vai. Mặt khác, ung thư phổi gây đau vai do phổi sưng lên.

Điều trị đau xương bả vai

Quá trình điều trị đau xương bả vai dựa trên nguyên nhân của nó. Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ xác định nguồn gốc vấn đề để giải quyết thỏa đáng. Các phương pháp điều trị gồm liệu pháp nóng lạnh, kéo giãn nhẹ hoặc dùng thuốc theo toa.

  Thuốc

Thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc aspirin có thể làm giảm cơn đau giữa 2 vai. Bác sĩ có thể cung cấp thuốc steroid hoặc thuốc tiêm để cái thiện tình trạng đau viêm ở một số trường hợp. Họ cũng có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc giãn cơ để làm dịu cơ thể.

thuốc

  Giãn cơ

Giãn cơ hàng ngày giúp cải thiện lưu thông ở cơ vai và khớp, tăng khả năng vận động và khả năng giảm đau. Điều quan trọng là phải căng cơ sau khi tập thể dục để ngăn chấn thương, căng cơ.

  Tập thể dục

Ngoài việc kéo căng cơ, tập thể dục thường xuyên là điều quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và tinh thần. Tuy nhiên nó cũng có thể tăng cường lưng trên, cơ bụng và vai. Bằng cách tăng cường cơ bắp, bạn có thể giảm bớt cũng như ngăn ngừa cơn đau.

  Nghỉ ngơi

Đôi khi cơ bắp làm việc quá sức có thể tự phục hồi, tự sửa chữa, đặc biệt khi bạn hoàn thành các chuyển động lặp đi lặp lại hoặc đẩy cơ thể vượt quá giới hạn.

Đồng thời, bạn không nên cắt bỏ dừng hoàn toàn các hoạt động thể chất  do điều này sẽ gây phản tác dụng. Thay vào đó, hãy hạn chế các bài tập thể dục quá mạnh và thử hoàn thành các bài thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể đi bộ hoặc duỗi nhẹ.

  Liệu pháp nóng lạnh

Liệu pháp này giúp làm giảm cảm giác khó chịu và đau đớn. Hãy thử tắm nước nóng, xông hơi khô hoặc đệm nhiệt điều trị nóng. Với phần lạnh, bạn có thể dùng bình xịt làm mát, chườm đá hoặc ngấm nước để chữa cảm. Gel nóng và lạnh dễ dàng sử dụng cũng nhưng không cần kê đơn.

Đối với nhiệt hoặc lạnh, bạn nên tiến hành xử lý từ 15-20 phút. Hãy đảm bảo nghỉ 2 giờ giữa các lần điều trị để không gây sốc da.

  Vật lý trị liệu

Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng phương pháp vật lý trị liệu. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ đánh giá cơn đau, hướng dẫn các bài tập và động tác kéo giãn cụ thể để cải thiện triệu chứng. Chuyên gia vật lý trị liệu cũng có thể làm siêu âm, kích thích điện hoặc liệu pháp nóng lạnh hoặc ánh sáng nếu cần thiết.

đau xương bả vai

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?

Liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu:

  • Cơn đau của bạn rất nghiêm trọng
  • Cánh tay hoặc bàn tay bị tê
  • Bạn không thể sử dụng vai hoặc cánh tay
  • Vai của bạn bị sưng
  • Cơn đau của bạn kéo dài hơn 12 tuần
  • Gần đây bạn đã bị thương, có nhiều khả năng do ngã, chơi thể thao hoặc tai nạn xe cộ

Bác sĩ có thể hỏi các câu hỏi liên quan đến tiền sử bệnh trước khi hoàn thành khám sức khỏe và đề xuất các lựa chọn điều trị. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật trong trường hợp nghiêm trọng, mặc dù hầu hết đều không cần thiết.

Khi nào cần gọi cho y tế?

Hãy gọi cho số điện thoại khẩn cấp của bộ y tế nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Lâng lâng
  • Ho ra máu
  • Đau hoặc sưng chân
  • Mất thị lực
  • Nhịp tim không đều

Đây là dấu hiệu của tình trạng cấp cứu y tế và cần được chăm sóc càng sớm càng tốt.

Làm thế nào để ngăn ngừa đau xương bả vai?

Bạn có thể tiến hành các bước sau để ngăn đau xương bả vai và căng cơ:

Tránh vươn cao thường xuyên: Bạn nên tránh căng cơ đến vị trí cao nhất có thể. Nếu có thể, hãy sử dụng ghế đẩu hoặc thang bậc khi cần thiết. Đừng quên cố gắng giữ đồ dùng ở những vị trí dễ lấy nhé.

Giữ tư thế tốt: Khi ở nơi làm việc hoặc trường học, bạn nên gắng hết sức để không buông thõng người và giữ tư thế tốt. Bạn có thể cân nhắc dùng đệm ngồi để cải thiện tư thế. Ngoài ra, đừng ngủ ở tư thế lạ do nó khiến bạn bị đau vai.

Sử dụng đệm chất lượng cao: Cùng với việc không nằm ngủ ở tư thế sai, đệm cũ kỹ, sần sùi có thể dẫn đến cơn đau mỏi vai gáy và  ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bằng cách đầu tư tấm đệm dành cho bệnh đau vai, các điểm chịu áp lực cơ thể gồm cả vai được đệm tốt hơn. Từ đó, cơn  đau sẽ được hạn chế tối đa.

Không vận động cơ quá mức: Nếu bạn bị đau, đừng cố  gắng gượng và chống chọi với cơn đau. Điều này chỉ khiến nó trầm trọng hơn, đồng thời gây ra chấn thương. Đồng thời, bạn không nên nâng vật nặng hoặc buộc cơ thể vượt quá giới hạn của nó. Nếu di chuyển hộp hoặc đồ đạc quá nặng, hãy nhờ thêm sự hỗ trợ.

Ưu tiên lối sống lành mạnh: Bạn nên giữ thể chất tốt để ngăn ngừa các chấn thương tiềm ẩn. Do đó hãy tập thể dục thường xuyên và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Theo đề  xuất của Tổ chức Y tế Thế giới, người lớn trung bình nên có 150 phút hoạt động thể chất mỗi tuần.

Giãn cơ hàng ngày: Ngoài hoạt động thể chất, việc giãn cơ hàng ngày giúp cải thiện khả năng vận động, giảm đau nhức. Vì vậy bạn nên giãn cơ sau khi tập luyện để tránh bị căng cơ hoặc chấn thương.

Đệm lò xo Dunlopillo Royal Kensington dày 38cm

Câu hỏi thường gặp

Nằm nghiêng có gây đau vai không?

Nếu nằm đệm quá cứng, tư thế nằm nghiêng có thể gây đau vai dẫn đến tình trạng viêm, tổn thương cấu trúc và khớp.

Nếu bạn nằm nghiêng, hãy dùng đệm cứng vừa để giải tỏa áp lực đúng cách, ngăn ngừa bất kỳ cơn đau nhức nào trong tương lai. Bạn cũng có thể thử trải 1 tấm topper trên đệm.

Ngoài ra, hãy đặt một chiếc gối giữa 2 đầu gối và kê 1 chiếc gối dày dưới đầu để giữ cột sống ở vị trí trung tính.

Tại sao tôi lại có những vết đau thắt quanh bả vai?

Co thắt cơ thể do tư thế không tốt, ít vận động, căng cơ, mất nước, ăn uống kém, thậm chí căng thẳng  và lo lắng. Các nốt thường biến mất một cách tự nhiên, mặc dù bạn có thể giảm đau bằng cách  nghỉ ngơi, giãn cơ, tự xoa bóp và liệu pháp nóng lạnh.

Đau vai gáy kéo dài bao lâu?

Thời gian kéo dài của các cơn đau tùy thuộc vào nguyên nhân tạo nên. Cơn đau nhẹ có thể do căng thẳng tại phòng tập thể dục hoặc ngồi thụp xuống bàn làm việc sẽ giảm dần trong vòng 2-4 tuần. Nếu vấn đề kéo dài hoặc do chấn thương, hãy nói chuyện với bác sĩ điều trị.

Tiếng rắc ở vai có xấu không?

Khi các mô liên kết cơ thể căng và vỡ ra, nó sẽ gây ra âm thanh đáng lo ngại. Những âm thanh răng rắc được gọi là crepitus do khí thoát ra từ các khớp. Trừ khi tiếng rắc đi kèm với bất kỳ cơn đau hoặc vết sưng nào, nó gần như không phải vấn đề.

Tại sao vai tôi mỗi lần hắt hơi hoặc ho?

2 lý do tiềm ẩn khiến vai bạn bị đau khi hắt hơi và ho là:

  • Viêm màng phổi: Đây là tình trạng phổi và ngực bị viêm gây ra cảm giác đau buốt khi ho, hắt hơi và thở. Nó thường chỉ gây đau ngực nhưng cơn đau có thể di chuyển đến giữa 2 vai của bạn.
  • Kích ứng hoặc chấn thương đĩa đệm cột sống: Khi đĩa đệm bị chấn thương, các dây thần kinh sẽ bị nén, gây kích ứng và co thắt. Hắt hơi và ho thường gây áp lực lên dây thần kinh cùng đĩa đệm của bạn. Khi chúng bị kích thích, điều này sẽ gây đau ở vai và cánh tay của bạn.

Kết luận

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau xương bả vai. Do đó điều cần thiết là phải suy nghĩ về những gì có thể gây ra chẳng hạn như lần phẫu thuật túi mật gần đây, tư thế ngủ sai hoặc cong vẹo cột sống.

Các vấn đề nhẹ hơn thường có thể giải quyết bằng cách nghỉ ngơi hợp lý hoặc điều trị tại nhà. Trái lại, các tình trạng hoặc chấn thương nặng hơn cần được chăm sóc y tế. Dù với bất kỳ điều gì, hãy liên hệ với bác sĩ để nắm rõ cách giảm thiểu đau nhức hiệu quả.

Và đừng bao giờ bỏ qua mọi cơn đau nhức trên cơ thể. Chúng hoàn toàn có thể trở nên trầm trọng hơn hoặc có khả năng dẫn đến các bệnh mãn tính.

Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp quá trình điều trị của bạn trở nên đơn giản hơn. Để được tư vấn và đặt mua đệm Dunlopillo, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ showroom gần nhất thuộc Dunlopillokhuyenmai.com.

 By Ngọc Nguyễn

 

 

Đánh giá0 đánh giá về Nguyên nhân và cách điều trị chứng đau xương bả vai

Mời bạn gửi đánh giá về bài viết

Gửi đánh giá

Quang Đức

Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.

Xem thêm các đánh giá khác

Bình luận

avatar
x
Ngủ ngáy là gì? Làm thế nào để ngừng ngủ ngáy?
Ngủ ngáy là gì? Làm thế nào để ngừng ngủ ngáy?
10-07-2021, 3:59 pm     1766
Đừng để tiếng ngáy khiến bạn khó ngủ. Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ trình bày các nguyên nhân, triệu chứng và các giải pháp tiềm năng để giúp bạn ngừng ngủ ngáy.
Caffeine ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?
Caffeine ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?
01-07-2021, 10:46 am     3315
Khoảng 85% người trưởng thành tiêu thục caffeine mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu mối quan hệ giữa caffeine và giấc ngủ rất phức tạp với tác động lâu dài.
Chứng ngủ rũ là gì? - Tất tần tật sự thật về chứng ngủ rũ
Chứng ngủ rũ là gì? - Tất tần tật sự thật về chứng ngủ rũ
31-03-2021, 5:33 pm     1474
Chứng ngủ rũ được giới thiệu là một dạng thức của rối loạn giấc ngủ. Đương nhiên, điều này không tốt, nó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Facebook
Youtube Xem thêm video tại kênh Youtube youtube