Cơn đau nhức có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Một số tư thế nằm nhất định hoặc giường không đủ hỗ trợ cũng gây đau nhức.
Giấc ngủ và đau nhức có quan hệ chặt chẽ do cơn đau ảnh hưởng tiêu cực đến việc bạn ngủ ngon thế nào. Tình trạng đau nhức đem tới cảm giác khó chịu do chấn thương hoặc các biến chứng sức khỏe. Nó thường được mô tả là nhức nhối, đau nhói, nóng rát như dao đâm, hoặc như kim châm. Mỗi cơn đau có mức độ nghiêm trọng khác nhau, và hầu hết mọi người đánh giá cơn đau dựa trên thang điểm.
Cách bạn ngủ cũng có thể gây đau nhức. Một số tư thế nằm nhất định hoặc giường không đủ hỗ trợ cũng gây đau nhức. Nếu chất lượng nghỉ ngơi của bạn bị ảnh hưởng bởi cơn đau hay gây ra đau nhức, hãy kết hợp việc điều trị với thói quen ngủ tốt.
Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, cơn đau còn làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. Đau nhức ảnh hưởng đến giấc ngủ nhiều cách khác nhau, bao gồm gián đoạn giấc ngủ, lo lắng, ngủ muộn....
Chất lượng giảm sút sẽ biến đổi chu kỳ giấc ngủ do khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và thất vọng vào sáng hôm sau. Do đó, bạn sẽ khó tập trung tại trường học hoặc công việc nếu đó là vấn đề mãn tính. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe lâu dài.
Gián đoạn giấc ngủ
Cơn đau nhức dữ dội sẽ đánh thức bạn từ những cử động đơn giản như lăn lộn và thiếu vận động gây cứng khớp. Cả 2 tác dụng đều cực kỳ phổ biến với bệnh viêm khớp. Khi cơn đau đánh thức và buộc bạn phải thay đổi tư thế, lịch trình giấc ngủ sẽ bị xáo trộn, từ đó suy giảm chất lượng nghỉ ngơi. Theo nghiên cứu, cơn đau mãn tính có liên quan đến rối loạn giấc ngủ, và chính điều này sẽ khiến tình trạng đau nhức ngày càng trở nên tồi tệ.
Cảm giác lo lắng
Mặc dù cơn đau nhức đủ làm bạn mất tập trung, nhưng nỗi sợ đau hoặc lo lắng đôi khi làm gián đoạn giấc ngủ, cản trở lịch trình hoặc mong muốn được thư giãn. Trong nhiều trường hợp khác, đau nhức và lo lắng xảy ra cùng nhau một cách tự nhiên. Điều này đặc biệt phổ biến với các chứng rối loạn liên quan đến thần kinh như đau cơ xơ hóa do sự tương đồng về mặt sinh học giữa chức năng não bộ khi lo lắng và đau đớn.
Khi lo lắng trở nên dữ dội, nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng nghỉ ngơi bằng cách làm tăng căng cơ, gây đau nhức, suy nghĩ dồn dập và nhịp tim tăng cao.
Kéo dài thời gian ngủ muộn
Cơn đau nhức có thể làm tăng thời gian bạn ngủ vào ban đêm. Nếu mắc chứng mất ngủ, bạn chắc hẳn đã quen với những đêm dài nhìn chằm chằm lên trần nhà, màn hình điện thoại hay bức tường hàng giờ trước khi chìm vào giấc ngủ. Điều này do người mất ngủ mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ hơn.
Theo nghiên cứu năm 2000, điều này có thể do trạng thái kích thích quá mức trước khi ngủ. Hãy suy nghĩ rằng tình trạng khó chịu tạo ra sự kích thích, và nói chung không phải điều gì tốt đẹp. Bạn đã cẩn trọng hơn sau khi bị vấp ngón chân, vướng tóc vào cửa kính ô tô hay đập đầu chưa? Khi cảm thấy khó chịu, chúng ta lập tức cảnh giác. Có lẽ đó là lý do tự véo giúp bạn tỉnh táo hơn.
Tuy nhiên, cảm giác khó chịu liên tục có thể cản trở các hormone buồn ngủ bằng cách đặt bạn vào trạng thái kích thích bán vĩnh viễn, gây ra chứng mất ngủ.
Có, cơn đau có thể ảnh hưởng đến tư thế ngủ của bạn. Tình trạng đau nhức có thể buộc bạn phải điều chỉnh tư thế nằm để loại bỏ cảm giác khó chịu, đem đến cảm giác thoải mái hơn.
Nằm ngửa hoặc nằm nghiêng được coi là tư thế ngủ tốt nhất. Tuy nhiên, chứng đau lưng sẽ khiến bạn không thoải mái khi nằm ngửa, và cơn đau ở vai hông gây khó chịu cho người nằm nghiêng. Những người nằm sấp khi ngủ bị đau cổ có thể cần phải nằm ngửa hoặc nằm nghiêng để có một đêm nghỉ thoải mái hơn.
Đúng vậy, ngủ sai tư thế có thể gây đau nhức do áp lực tích tụ hoặc cột sống kém liên kết. 3 tư thế ngủ gồm nằm nghiêng, nằm ngửa và nằm sấp. Tư thế ngủ ít được chuyên gia khuyên dùng nhất là nằm sấp. Tư thế này sẽ gây áp lực lên cột sống và buộc bạn phải quay đầu sang một bên, điều này có thể dẫn đến đau lưng và cổ.
Nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ cũng có thể gây đau, đặc biệt nếu đệm không giảm áp lực, không hỗ trợ cơ thể đầy đủ. Ví dụ, người nằm ngửa nặng cân sẽ cảm thấy đau lưng nếu đệm không ngăn được các vùng cơ thể nặng lún xuống. Khi này, cột sống sẽ bị lệch, dễ dẫn đến đau lưng.
Rối loạn giấc ngủ do đau nhức
Rối loạn giấc ngủ do đau nhức có thể gây mất ngủ. Cơn đau xảy ra do sự khó chịu làm trì hoãn giấc ngủ hoặc khiến người bệnh thức giấc suốt đêm.
Đau mãn tính được coi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chứng mất ngủ. Các rối loạn giấc ngủ khác có thể xảy ra cùng với cơn đau mãn tính bao gồm ngưng thở khi ngủ và hội chứng chân không yên .
Đau mãn tính có ảnh hưởng đến giấc ngủ không?
Có, cơn đau mãn tính có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Những ảnh hưởng này bao gồm giảm chất lượng và thời lượng ngủ. Tình trạng đau mãn tính đặc trưng bởi hàng loạt vấn đề kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng năm. Cơn đau có thể xuất phát từ chấn thương hoặc tình trạng sức khỏe như ung thư, đau cơ xơ hóa, viêm khớp... Đôi khi, những dấu hiệu này khiến cơn đau bùng phát vào ban đêm, dẫn đến khó ngủ.
Cơn đau mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề giấc ngủ trong thời gian dài, làm các triệu chứng trầm trọng thêm, suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Giấc ngủ ngon là điều bắt buộc để có sức khỏe tối ưu. Khi không được nghỉ ngơi đầy đủ, bạn có thể gặp các dấu hiệu như khó chịu, buồn ngủ vào ban ngày, khó tập trung và ít năng lượng thể chất. Các vấn đề về giấc ngủ mãn tính cũng liên quan đến các biến chứng lâu dài như tăng huyết áp, đau tim, đột quỵ, tiểu đường, béo phì, mất trí nhớ.
Nếu bạn đang phải đối phó với cơn đau nhức cản trở việc nghỉ ngơi, hãy thử cân nhắc một hoặc một số mẹo sau để ngủ ngon khi đau nhức.
Kỹ thuật thư giãn
Trước khi đi ngủ, bạn có thể thực hành các kỹ thuật thư giãn và uống bất kỳ loại thuốc giảm đau cần thiết nào. Phương pháp này giúp xoa dịu tâm trí, từ đó khiến bạn quên đi các triệu chứng đau nhức. Khi bạn lo lắng hoặc căng thẳng, đặc biệt về cơn đau đang phải trải qua, điều này có thể cản trở hiệu quả thư giãn cần thiết cho giấc ngủ. Ví dụ, các kỹ thuật thư giãn gồm thiền định, hít thở sâu.... Một nghiên cứu ở California cho thấy thiền chánh niệm giúp giảm đau nhức mãn tính và trầm cảm, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống ở một số bệnh nhân.
Thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau có gây buồn ngủ bao gồm cả loại kê đơn và không kê đơn. Opioid là thuốc giảm đau kê toa có thể gây buồn ngủ. Các loại thuốc không kê đơn cũng giảm đau hiệu quả để có giấc ngủ ngon hơn. Bạn có thể mua các loại thuốc này tại hiệu thuốc địa phương mà không cần đơn. Thêm vào đó, có một số loại thuốc đặc biệt nhắm vào cơn đau ban đêm và tạo cảm giác buồn ngủ như AdvilPM.
Một số loại thuốc không kê đơn như ibuprofen và acetaminophen sẽ làm dịu cơn đau tạm thời. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thiết lập kế hoạch điều trị lành mạnh cho cơn đau mãn tính.
Tôi có thể uống thuốc giảm đau vào ban đêm không?
Đây là câu hỏi tuyệt vời để nhờ tới chuyên môn của bác sĩ vì có rất nhiều loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, khi nói đến opioid, bạn tốt nhất không nên dùng chúng trước khi đi ngủ. Các tình trạng mãn tính và thuốc có mối quan hệ phức tạp riêng, nhưng khi nghỉ ngơi, rõ ràng Opioid không phải là lựa chọn tốt nhất.
Nghiên cứu đã phát hiện ra việc sử dụng opioid sẽ làm giảm thời lượng ngủ sâu, tước đi cơ hội giúp bạn nghỉ ngơi, chữa lành và giảm bớt khó chịu trong một số trường hợp.
Nếu bạn đang phải chiến đấu với sự khó chịu dữ dội sau phẫu thuật, đây có thể là lựa chọn ngắn hạn. Khi phải đối phó với cơn đau mãn tính, bạn có thể đi ngủ. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa các vấn đề của bạn càng tồi tệ hơn sau một đêm dài nghỉ ngơi và hậu quả càng phức tạp hơn. Trong mọi trường hợp, hãy nói chuyện với bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc và rủi ro liên quan.
Vệ sinh giấc ngủ tốt hơn
Phương pháp vệ sinh giấc ngủ đề cập đến những thói quen tốt giúp tối ưu hóa chất lượng nghỉ ngơi. Việc thực hành thói quen tích cực vào ban đêm rất hữu ích do chúng làm tăng chất lượng nghỉ ngơi. Trong một bài báo từ Đại học Harvard, Tiến sĩ Padma Gulur, chuyên gia tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts cho biết, “Đối với tình trạng đau mãn tính, điều bạn cần là thói quen ngủ tốt ngay từ đầu - những thứ tồn tại lâu dài.”
Một số phương pháp thực hành vệ sinh giấc ngủ gồm lịch trình ngủ nhất quán, có phòng ngủ mát mẻ, đủ tối và yên tĩnh, đặt thiết bị điện tử ra khỏi phòng ngủ, tránh ăn nhiều, tiêu thụ chất kích thích trước khi ngủ cũng như tập thể dục thường xuyên.
Điều chỉnh tư thế nằm
Cuối cùng, bạn có thể điều chỉnh tư thế nằm để ngủ tốt hơn khi bị đau nhức. Ví dụ, nếu tư thế nằm ngửa yêu thích của bạn khiến cơ đau tồi tệ hơn, hãy thử nằm nghiêng khi ngủ hoặc dùng gối để cảm thấy thoải mái hơn. Hãy tìm tư thế ngủ thoải mái hơn cho giấc ngủ chất lượng.
Giấc ngủ ảnh hưởng đến tình trạng đau nhức theo 2 cách. Đầu tiên là cách bạn ngủ làm trầm trọng thêm cơn đau. Ví dụ, tư thế nằm sấp gây đau cổ do đầu bạn buộc phải quay sang một bên. Dáng nằm ngửa khi ngủ mà được hỗ trợ tốt sẽ khiến bẻ cong cột sống, gây đau lưng.
Cách thứ 2 mà giấc ngủ ảnh hưởng đến cơn đau là chất lượng giấc ngủ suy giảm và tình trạng mất ngủ sẽ làm tăng triệu chứng đau nhức. Nghiên cứu năm 2018 cho thấy các triệu chứng đau nhức ở người tham gia trở nên tồi tệ hơn sau đêm ngủ không ngon giấc.
Bạn có cảm thấy đau nhức khi ngủ?
Có, bạn có thể cảm thấy đau nhức khi ngủ, nhưng mức độ còn phụ thuộc vào giai đoạn ngủ. Chu kỳ giấc ngủ gồm 4 giai đoạn và con người phải trải qua nhiều chu kỳ trong đêm. 2 giai đoạn đầu tiên là giấc ngủ nhẹ, nên bạn có nhiều khả năng bị đánh thức bởi cơn đau. Giai đoạn thứ 3 là giấc ngủ sâu, còn giai đoạn thứ 4 là giấc ngủ REM. Bạn ít cảm thấy đau nhức hơn trong 2 giai đoạn cuối này do sóng não đạt mức chậm nhất trong giấc ngủ sâu, và cơ thể ở trạng thái tê liệt trong giấc ngủ REM.
Mọi người có ngủ nhiều hơn khi bị đau không?
Không, mọi người không ngủ nhiều hơn khi bị đau nhức do cảm giác khó chịu sẽ khiến bạn khó ngủ hơn, từ đó làm giảm thời lượng ngủ. Đầu tiên, cơn đau sẽ trì hoãn giai đoạn giấc ngủ bắt đầu do nó gây mất tập trung và tạo ra cảm giác lo lắng xung quanh giấc ngủ. Chính điều này khiến bạn khó thư giãn, không thoải mái. Thứ 2, các triệu chứng đau nhức sẽ khiến ai đó thức dậy thường xuyên hơn khi ngủ, đặc biệt trong giai đoạn ngủ nhẹ.
Theo nghiên cứu ở Na Uy, giấc ngủ ngon chính là mảnh ghép còn thiếu trong quá trình phục hồi chức năng cho chứng đau lưng dưới. Nghiên cứu cho thấy khả năng phục hồi sau cơn đau lưng dưới có liên quan trực tiếp đến việc bệnh nhân ngủ ngon thế nào. Vì vậy, việc giảm thiểu các vấn đề giấc ngủ luôn là chìa khóa hiệu quả giúp cải thiện cơ đau.
Theo Phòng khám Cleveland, trong một số trường hợp, bệnh nhân đau mãn tính được chẩn đoán mắc chứng rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ. Khi các vấn đề giấc ngủ được giải quyết, cơn đau cũng biến mất. Chúng tôi không cho rằng đây là giải pháp duy nhất cho mọi loại đau đớn, nhưng 2 điều này chắc chắn có liên hệ.
Tùy thuộc vào nguyên do gây đau nhức, bạn có thể cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau, nhưng giấc ngủ có lẽ là một phần của câu trả lời.
Ngủ với cơn đau nhức mãn tính có vẻ là trận chiến khó khăn. Tuy nhiên, với một vài điều chỉnh, tình trạng sẽ dễ kiểm soát hơn nhiều. Dù nguyên nhân là gì, điều quan trọng là tiếp tục tìm ra những gì phù hợp và cố gắng hết sức để tránh những thói quen tự hủy hoại cả về sức khỏe lẫn giấc ngủ. Nếu có một điều chúng tôi học được từ nghiên cứu, thì đó là giấc ngủ ngon giúp kiểm soát tình trạng tốt hơn và tình trạng ít khó chịu hơn đồng nghĩa với việc ngủ ngon hơn.
Để bắt đầu chu kỳ này, chúng tôi khuyên bạn nên nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu điều gì là tốt nhất.
Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được lựa chọn giấc ngủ lý tưởng nhất. Để được tư vấn và đặt mua đệm Dunlopillo, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ cửa hàng dunlopillokhuyenmai.com gần nhất.
By Ngọc Nguyễn
Quang Đức
Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.