Mỗi cá nhân lại phản ứng với rượu khác nhau. Do đó, tác động của việc uống rượu đối với giấc ngủ phần lớn phụ thuộc vào cá nhân.
Rượu là chất gây ức chế hệ thần kinh trung ương khiến hoạt động não bộ chậm lại. Rượu có tác dụng an thần, gây ra cảm giác thư giãn và buồn ngủ, nhưng việc tiêu thụ rượu, đặc biệt là quá mức có liên quan đến chất lượng cùng thời lượng giấc ngủ kém. Những người bị rối loạn sử dụng rượu thường gặp các triệu chứng mất ngủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng rượu làm trầm trọng thêm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ.
Uống có chừng mực thường được coi là an toàn. Tuy nhiên mỗi cá nhân lại phản ứng với rượu khác nhau. Do đó, tác động của rượu đối với giấc ngủ phần lớn phụ thuộc vào cá nhân.
Sau khi một người uống rượu, chất sẽ được hấp thụ vào mùa từ dạ dày và ruột non. Các enzym trong gan cuối cùng sẽ chuyển hóa rượu. Nhưng quá trình này diễn ra khá chậm nên lượng cồn dư thừa sẽ tiếp tục lưu thông khắp cơ thể. Ảnh hưởng của rượu phần lớn phụ thuộc vào người tiêu dùng. Các yếu tố quan trọng gồm lượng rượu và mức độ tiêu thụ nhanh chóng, cũng như tuổi tác, giới tính, loại cơ thể và hình dạng thế chất.
Mối quan hệ giữa rượu và giấc ngủ đã được nghiên cứu từ những năm 1930, tuy nhiên nhiều khía cạnh của mối quan hệ vẫn chưa được chỉ rõ. Nghiên cứu đã chỉ ra những người buồn ngủ uống lượng lớn rượu trước khi đi ngủ thường gây ra tình trạng trễ giấc ngủ, có nghĩa là họ cần nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ. Khi men gan chuyển hóa chất cồn trong đêm và nồng độ cồn trong máu giảm, những người này cũng nhiều khả năng gián đoạn giấc ngủ, giảm chất lượng nghỉ ngơi.
Để hiểu rõ hơn tác động của giấc ngủ, điều quan trọng là phải thuận luận các giai đoạn chu kỳ ngủ khác nhau. Một chu kỳ ngủ bình thường gồm 4 giai đoạn: 3 giai đoạn chuyển động mắt nhanh NREM và 1 giai đoạn chuyển động mắt nhanh REM.
4 giai đoạn NREM và REM lặp lại theo chu kỳ suốt đêm. Mỗi chu kỳ nên kéo dài khoảng 90-120 phút, dẫn đến 4 -5 chu kỳ giấc ngủ cho mỗi 8 tiếng ngủ. Trong 1 hoặc 2 chu kỳ đầu tiên, giấc ngủ sóng chậm NREM chiếm ưu thế, trong khi giấc ngủ REM thường kéo dài không quá 10 phút. Đối với chu kỳ sau đó, các vai trò này sẽ lật lại và REM chiếm ưu thế hơn, đôi khi kéo dài 40 phút hoặc lâu hơn mà không bị gián đoạn. Về cơ bản, giấc ngủ NREM sẽ chấm dứt trong chu kỳ này.
Uống rượu trước khi ngủ có thể làm giảm giấc ngủ REM trong 2 chu kỳ đầu tiên. Do rượu là một loại thuốc an thần, thời gian bắt đầu giấc ngủ đối với người uống rượu thường ngắn hơn, một số đi vào giấc ngủ khá nhanh. Khi đêm tới, điều này có thể tạo ra sự mất cân bằng giữa giấc ngủ sóng chậm và giấc ngủ REM, từ đó dẫn đến giấc ngủ sau ít hơn, giấc ngủ trước nhiều hơn. Chính điều này làm giảm chất lượng giấc ngủ tổng thể, dẫn đến thời gian ngủ ngắn hơn, gián đoạn giấc ngủ nhiều hơn.
Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất, được coi là trường hợp dai dẳng về thời gian bắt đầu, thời lượng, sự củng cố hoặc chất lượng giấc ngủ. Mất ngủ xảy ra bất chấp cơ hội và mong muốn được ngủ, từ đó dẫn đến buồn ngủ quá mức vào ban ngày cùng các tác động tiêu cực khác.
Do rượu có thể làm giảm giấc ngủ REM và gây gián đoạn giấc ngủ, những người uống rượu trước khi ngủ thường gặp các triệu chứng mất ngủ, cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ngày hôm sau. Điều này dẫn đến một vòng luẩn quẩn hồm việc tự uống rượu để ngủ, tiêu thụ caffeine, các chất kích thích trong ngày để tỉnh táo hơn. Và sau đó họ dùng rượu như thuốc an thần để bù đắp tác dụng cho những chất kích thích này.
Nhậu nhẹt dẫn đến tình trạng uống rượu quá nhiều trong thời gian ngắn, từ đó làm tăng nồng độ 0.08%. Điều này đặc biệt gây bất lợi cho chất lượng giấc ngủ. Trong các nghiên cứu gần đây, những người uống rượu bia hàng tuần thường khó ngủ hơn. Những phát hiện này đúng cho cả nam và nữ. Các xu hướng tương tự cũng xảy ra ở thanh thiếu niên, thanh niên, cũng như người trung niên và người lớn tuổi.
Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận mối liên hệ giữa việc lạm dụng rượu trong thời gian ngắn và các vấn đề giấc ngủ mãn tính. Mọi người có thể phát triển khả năng dung nạp rượu khá nhanh, từ đó họ cần uống nhiều hơn trước khi ngủ. Những người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn sử dụng rượu thường xuyên báo cáo các triệu chứng mất ngủ.
Ngưng thở khi ngủ là rối loạn đặc trưng bởi hơi thở bất thường và mất thở tạm thời khi ngủ. Do đó, những nhịp thở chậm lại có thể gây gián đoạn giấc ngủ, làm giảm chất lượng giấc ngủ. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn OSA xảy ra do tắc nghẽn vật lý phía sau cổ họng, trong khi ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân trung ương CSA xảy ra khi não không thể phát tín hiệu chính xác đến cơ sở kiểm soát hơi thở.
Trong các đợt thở liên quan đến ngưng thở có thể xảy ra suốt đêm, người ngủ có thể phát ra tiếng động nghẹt thở. Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ dễ ngáy to, gây khó chịu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu cũng góp phần gây ngưng thở do cơ cổ họng giãn ra, tạo nhiều lựa cản trong quá trình thở. Điều này làm trầm trọng thêm các triệu chứng OSA, dẫn đến các đợt thở gián đoạn cũng như ngáy nặng hơn. Ngoài ra, chỉ uống một phần rượu trước khi ngủ dẫn đến chứng OSA và ngáy nhiều ngay cả với người chưa được chẩn đoán mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Mối quan hệ giữa uống rượu và chứng ngưng thở khi ngủ đã được nghiên cứu rộng rãi. Sự đồng thuận chung dựa trên các nghiên cứu khác nhau là uống rượu làm tăng nguy cơ ngưng thở hơn 25%.
Uống rượu có giúp bạn ngủ không?
Rượu có thể hỗ trợ khởi đầu giấc ngủ do đặc tính an thần cho phép bạn vào giấc nhanh hơn. Tuy nhiên, những người uống rượu trước khi ngủ thường bị gián đoạn chu kỳ ngủ muộn hơn do men gan chuyển hóa rượu. Điều này cũng dẫn đến buồn ngủ quá mức vào ban ngày với các vấn đề khác vào ngày hôm sau. Hơn nữa, uống rượu để ngủ có thể tăng khả năng chịu đựng, buộc bạn phải uống rượu liên tục mỗi đêm để an thần.
Uống rượu ảnh hưởng thế nào đến nam giới và phụ nữ?
Trung bình phụ nữ có dấu hiệu rượu say sớm hơn với liều lượng thấp hơn nam giới. Điều này chủ yếu xuất phát từ 2 yếu tố. Đầu tiên, phụ nữ nhẹ cân hơn nam giới và người có trọng lượng nhẹ dễ say hơn. Thứ 2, đa phần phụ nữ có lượng nước cơ thể thấp hơn nam giới. Rượu lưu thông nhờ vào lượng nước trong cơ thể. Do đó, phụ nữ có nhiều khả năng có nồng độ máu cao hơn nam giới sau khi uống cùng một lượng rượu.
Uống rượu vừa phải khác gì uống rượu nhiều?
Các phép đo sau đây thường được coi la tạo thành 1 khẩu phần rượu:
Uống vừa phải được định nghĩa chung là tối đa 2 ly mỗi ngày với nam giới, 1 ly mỗi ngày với phụ nữ. Uống nhiều hơn là trên 15 ly mỗi tuần đối với nam giới, hơn 8 ly mỗi tuần với phụ nữ.
Uống rượu ít có ảnh hưởng đến giấc ngủ không?
Uống rượu quá mức gây tác động tiêu cực đến giấc ngủ hơn là uống rượu nhẹ hoặc vừa phải. Tuy nhiên, do tác động của rượu ở mỗi người là khác nhau nên ngay cả uống rượu ít cũng làm giảm chất lượng giấc ngủ với một số người.
Nghiên cứu năm 2018 so sánh chất lượng giấc ngủ giữa các đối tượng uống nhiều loại rượu khác nhau. Kết quả như sau:
Khi nào tôi nên ngừng uống rượu trước khi đi ngủ để giảm thiểu gián đoạn giấc ngủ?
Để giảm nguy cơ bị gián đoạn giấc ngủ, bạn nên ngừng uống rượu ít nhất 4 giờ trước khi ngủ.
Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được chất lượng tốt nhất. Để được tư vấn và đặt mua nệm Dunlopillo, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ cửa hàng dunlopillokhuyenmai.com gần nhất.
Dịch sleepfoundation.org - By Ngọc Nguyễn
Quang Đức
Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.